Giêsu theo như mô tả bởi những người nổi tiếng

resized_diamonds

Hiển Nguyễn: đây là những ý kiến cá nhân khác nhau của những người thành công và nổi tiếng về Giêsu do bạn Lam Huỳnh chuyển dịch và Hiển Nguyễn biên tập. 

Giêsu là một người nổi tiếng và khắp nơi khắp mọi lĩnh vực mọi người liên hệ với Giêsu theo những cách rất khác nhau. Điều thú vị là ai cũng yêu thích và liên hệ với Giêsu ở một vài điều nào đó rất cá nhân. Những người thuộc hàng ngũ ăn mày, những người lãnh đạo thế giới như nguyên thủ quốc gia, những nghệ sĩ và nhà văn, những vận động viên và những linh mục lại thấy hơi khác đi, những sinh viên và nhà giáo dục…

Phải chăng Giêsu như một viên kim cương có nhiều góc cạnh thú vị khác nhau, chỉ cần ta tìm kiếm? Tìm kiếm Giêsu ở đâu và đọc về Giêsu ở đâu?

Qua tham khảo những cách nhìn về Giêsu khác nhau như thế này, ta thấy thêm những góc nhìn rộng hơn về Giêsu chứ không chỉ qua cách nhìn truyền thông của một vài tổ chức tôn giáo.

Nhưng điều đó không quan trọng bằng câu hỏi: Giêsu có liên hệ như thế nào với chính bạn ? Bởi lẽ rất có thể rằng Giêsu như một người anh em xa đã có liên hệ với chính bạn mà bạn không hề biết hay biết chưa đủ.

Hãy liên tục tìm kiếm ngày hôm nay. Giêsu là ai?

Ngh sĩ/Người làm ngành gii trí

Isadora Duncan – Vũ công người M

Nghệ thuật không cần thiết chút nào. Tất cả những gì cần thiết để làm cho thế giới này trở thành một nơi tốt hơn để sống là yêu thương, yêu như Christ đã yêu thương…
Thi gian: 20/12/1924
Nguồn: Chương đầu tiên của cuốn hồi ký, nói ở Berlin, Đức.

Mel Gibson – Din viên

Khi bạn nhìn vào những lý do tại sao Chúa đến, tại sao Giêsu lại bị đóng đinh – Ngài hy sinh cho nhân loại, Giêsu chịu đựng đau khổ cho tất cả nhân loại. Vì thế, thật sự, bất kỳ ai đã phạm tội cần nhìn nhận lại chính phần của họ hoặc tội lỗi của họ. Đấy là thời điểm để quay lại một thông điệp cơ bản, thông điệp đó là… Chúa đã tha thứ khi Ngài bị tra tấn và giết chết
Thi gian: 14/1/2003
Nguồn: The O’Reilly Factor

Jerome Hines – Ca sĩ Opera  (thực hiện kỷ lục 41 mùa liên tiếp với Metropolitan Opera)

Mục đích của “I am the way” là để giúp mọi người giải quyết các vấn đề của họ. Không giống như các vở Opera hiện đại, “I am the way” dựa vào âm nhạc để giải quyết vấn đề, bởi vì Giêsu là người giải quyết vấn đề. Giêsu là giải pháp cho tất cả vấn đề của chúng ta.
Thời gian: Mùa thu năm 1997
Nguồn: PCC Update – Mùa thu 1997

 Mr. Fred Rogers – Người sáng lp TV Show “Mister Roger’s Neighborhood”

Tôi không thể hình dung ra nơi nào đáng ngạc nhiên hơn để Chúa xuất hiện hơn là máng cỏ hay là cây Thánh giá. Tuy nhiên, xuyên suốt cuộc đời và sự phục sinh của Người, Giêsu chứng tỏ sức mạnh của việc thể hiện và chia sẻ tình yêu của Chúa. Mỗi lần tôi viết một kịch bản, một bài hát hay đi vào trong phòng thu, tôi luôn cầu nguyện “Hãy để một vài lời người ta nghe được là lời của Chúa”. Đó là tất cả những gì quan trọng
Ngun: Christian Century

Natalie Cole, Ca sĩ, con gái ca Nat King Cole

Quan trọng nhất, tôi cảm ơn Người cha Thiên đường của tôi, Chúa Jesus Christ, cho những ân huệ không bao giờ và lòng nhân từ không bao giờ ngừng của Người từ trong cuộc đời tôi. Bạn không biết Người đã làm cho tôi
Ngun: Notes in liner of latest CD, “Stardust” – Elektra Entertainment Group những gì đâu – Người cho tôi chiến thắng!!!

Olivier Messiaen – Nhà soạn nhc

Tôi đã luôn bịấn tượng bởi sự thật rằng Chúa trời luôn hạnh phúc – và niềm vui khôn cùng trong tâm hồn Chúa Christ. Niềm vui với tôi là một xúc cảm mạnh mẽ, một trạng thái say “điên cuồng nhất”theo từng giai đoạn.
Ngun: Radix, Vol. 21, No. 1

Sir Cliff Richards, siêu sao nhc Rc người Anh (có nhiều bài hát hạng nhất hơn cả nhóm Beatles và Rolling Stones kết hợp lại)

[Bình luận về Lời Cầu nguyện của Chúa theo giai điệu bài Auld Lang Syne] 2000 năm kể từ khi Giêsu chào đời và ở đây chúng ta đang ở đêm trước Thiên Niên Kỉ  hát lời bài hát mà Người đã cho môn đệ của Ngài. Bài hát sẽ không xúc phạm đến bất kỳ ai. Nó thực sự chỉ là một suy nghĩ thực sự tích cực cho tương lai. “Hãy ban cho chúng con thức ăn… Hãy giữ chúng con tránh xa tội ác… Hãy giúp chúng con tha thứ như khi chúng con muốn người khác tha thứ cho chúng con”. Lời cầu nguyện đó có những yếu tố tích cực tuyệt vời mà mọi người đều ao ước cho thiên niên kỷ mới.
Thi gian: 12.1999
Nguồn: Expression

Vincent van Gogh, nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu

Thật tốt đẹp rằng bạn đọc Kinh Thánh…Kinh Thánh là Chúa trời, bởi Kinh Cựu Ước dẫn dắtđến điểm kết này…. Chỉ Christ mà thôi… đã khẳng định một sự  chắc chắn chính yếu, cuộc sống vĩnh cửu, sự vô tận của thời gian, sự hư vô của cái chết, sự cần thiết và lý do quan trọng nhất để có sự bình an và sùng kính. Giêsu đã sống bình an, như là một nghệ sĩ vĩ đại hơn tất cả những nghệ sĩ khác, kinh thường đá quý và bùn đất cũng như là màu sắc, làm việc trong thể xác sống động. Đấy là để nói, người nghệ sĩ vô song này không phải là tượng, là bức ảnh hay là cuốn sách, Giêsu đã hùng hồn tuyên bố rằng Giêsu làm cho những con người đang sống trở thành bất tử.

Thời gian: thế kẻ 19
Nguồn: Bức thử của Van Goph gửi người bạn tên là Emile Bernard.

Tiếp tục đọc

Mẹ Teresa nói chuyện- Mother Teresa speaks

Hiển Nguyễn: dưới đây là bài nói chuyện của Mother Teresa người đạt giải Nobel Hòa Bình vì chăm lo cho người ngheo ở buổi Cầu Nguyện Điểm Tâm ở Washington DC. Khán giả của buổi nói chuyện này là gia đình tổng thống Mỹ Bill Clinton, các đại biểu quốc hội Mỹ, chủ tịch nước và các nhà lãnh đạo khác toàn thế giới. Tất cả mọi người đến với nhau xoay quanh Giêsu, một người thầy Do Thái ở thế kỷ thứ nhất. 

Chắc ai trong chúng ta cũng biết  mẹ Teresa là người đạt giải Nobel Hòa Bình và yêu thương người nghèo. Nhưng tại sao mẹ Teresa lại làm như vậy? Tại sao Teresa lại quan tâm sâu sắc về chuyện nạo phá thai và lo cho người nghèo như vậy? Giấc mơ của Mẹ Teresa là gì?  Tại sao mấy nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới lại nghe Teresa nói chuyện và lại họp lại với nhau cùng cầu nguyện? 

Dưới đây là Video. Sau đó là bản transcript tiếng Anh và bản dịch sang tiếng Việt do Trang Nguyễn chuyển dịch và Hiển Nguyễn biên tập. 

Tiếp tục đọc

Phương pháp học tập cổ điển của các cha đẻ nước Mỹ

Mount-Rushmore-National-Memorial

Mình biết đến 4 phương pháp này qua một lần đến dự seminar dạy về hiến pháp Mỹ của anh Josephs Andrew ở Columbia, Missouri. Anh Andrew là giáo viên phổ thông nhưng đi dạy về Hiến pháp Mỹ như một thú vui khắp nước Mỹ.

Vừa vào đầu buổi học, những người tổ chức đứng lên đầu nguyện để Chúa ban phát sư hiểu biết cho những người đến dự. Đối với kẻ ngu muội như mình thì điều đó là hết sức cần thiết.

Trước khi đi vào dạy về Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, anh Josheph nói trước tiên về phương pháp học tập của các vị cha đẻ của nước Mỹ.  Đa số họ đều là những người không học qua trường lớp chính thống, họ tự giáo dục chính họ và soạn ra bản hiến pháp bất hủ đặt nền móng cho nước Mỹ bây giờ.

Mình thấy rất hay. Về nhà mình mua sách của anh này trên Amazon để đọc thêm.

Bốn phương pháp học 4 R’s

Họ học theo 4 phương pháp chính, gọi là 4 R’s. Mình miêu tả văn tắt ở dưới và sau đó sẽ nói rõ thêm về các mỗi cách học ở phía sau.

1. Research

Nghiên cứu văn bản gốc.
Nghiên cứu văn bản gốc thì sẽ có thông tin chuẩn. Đọc thông qua người khác sẽ bị pha tạp.

2. Reflect

Suy ngẫm: ví dụ Newton nhìn thấy quả táo rơi xuống đất, ông đưa ra một giả thuyết là có gì đó kéo quả táo xuống đất từ mặt đất. Luật vạn vật hấp dẫn.

Bộ óc con người có 2 chức năng suy nghĩ chính:
Logic
Sáng tạo.

3. Relate

Liên hệ với với thực tế, với những người khác để kiểm chứng. Tại sao? Ý kiến riêng của một cá nhân dù rất thú vị vẫn có thể có phiến diện (bias).
Thực tế sẽ kiểm tra được logic và tưởng tượng của cá nhân đúng đến đâu.
Nếu có hàng trăm nhà khoa học cùng kết luận về một vấn đề sẽ có kết luận chinh xác hơn.
Cái này tương tự như phương pháp làm thí nghiệm của khoa học thực nghiệm.
Đôi khi người ta cũng chưa đủ lý thuyết để giải thích được tại sao một thí nghiệm hoạt động được mặc dù thực tế là nó hoạt động được  :-)

4. Record

Ghi lại, viết lại nếu chưa hiểu ngay. Ghi lại bằng ngôn ngữ của chính mình.
Để thế hệ sau phê bình, kiểm chứng. Để thời gian chọn lọc.

=======
Nói dài hơn về bốn phương pháp

Nghiên cứu

Ở đây mình nói men theo ý của tác giả và biến tấu một chút theo trải nghiệm riêng của mình.

Trọng tâm của phương pháp Nghiên cứu là luôn luôn tìm tài liệu gốc để đọc. Tài liệu càng gần gốc càng ít bị pha tạp bởi những ý kiến cá nhân. Những ý kiến cá nhân của những vị có vẻ “sư phụ” có thể rất thú vị nhưng có thể lái bạn ra khỏi sự thật. Đó có thể là mì ăn liền dễ ăn nhưng khi gặp tình huống khó khăn mà không có nền móng được xây bằng đá hộc thì sẽ rất dễ ngã . Các bạn cũng hết sức cẩn thân với ý kiến riêng của mình nhé bởi mình cũng là kẻ phàm phu thôi  :-)

Thời đại ngày nay với attention ngắn như facebook người ta thường ăn sẵn luôn những gì được mớm cho. Chưa suy nghĩ gì thì đã được cho ăn “fast food” và tẩy não luôn. Những công ty bán hàng vẫy gọi suốt ngày với những lời hứa hẹn. Nếu bạn đang “khái nước” + có lòng tham và tin vào những lời hứa là có thể mua luôn khỏi cần nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên apply đi du học hay dựa qua những kinh nghiệm truyền miệng từ những người quen ở cự li gần mà chẳng chịu tìm hiểu thông tin qua Google bằng tiếng Anh hay vào website của một số trường đọc thử xem curriculum thế nào, giáo sư ra sao.

Leo núi và câu chuyện nghiên cứu

Tác giả kể một câu chuyện so sánh giữa nghiên cứu và leo núi rất hay. Núi Whitney là đỉnh núi cao nhất lục địa Mỹ với độ cao khoảng 15,000 feet. Để leo ngọn núi này trong ngày, bà con xuất phát ở chân núi với độ cao khoảng 8000 feet và leo vòng quanh núi khoảng 11,000 feet thì lên được đến đỉnh.

Ở gần chân núi là những cánh rừng xanh ngát và chim muông bay nhảy rất sống động. Đi lên cao hơn là một thế giới khác với đá hộc ngổn ngang và băng giá không có sự sống.

Để có thể leo tới đỉnh núi trong vòng một ngày, cần phải thức dậy từ sớm khoảng 3 giờ sáng và trở về lúc 8 giờ tối và vừa đi vừa mò bằng đèn pha mang theo.

Một số người có vấn đề với độ cao và phải đi xuống khi leo lên cao dần. Lên tới độ cao 12,000 thì đoàn người chia thành hai nhóm, nhóm đã phải đi xuống và nhóm cố lên được tới đỉnh.

Những người lên được tới đỉnh trong với điều kiện thể chất nhức mỏi vì leo cả một ngày dài đến kiệt sức. Nhưng vui và thật thỏa mãn vì tới được đỉnh núi! Ở đậy họ thấy được cảnh quan đẹp tuyệt với mà chỉ những người leo núi nghiêm túc mới có thể cảm nhận được.

Để leo được núi như thế này cần mang theo nhiều nước bởi có thể bị mất nước trên đường đi. Ở trên cao, áp suất thấp hơn khiến cho cơ thể mất nước đi rất nhanh. Dọc đường đi có nhiều dòng suối nhỏ và hồ. Cám dỗ bảo chúng ta hãy uống nước đó giải khát. Nhưng mặc dù nước trông có vẻ sạch, bạn nên mang theo máy lọc nước để lọc vì nước có thể có vi trùng. Ở trên cao hơn, gần đỉnh núi, có những ngọn suối nhỏ chảy ra từ phiến đá. Nước trở nên an toàn hơn khi bạn gần đỉnh núi. Nước chắc chắn sẽ an toàn để uống ở trên đỉnh núi.

Những cha đẻ nước Mỹ coi chuyện đi tìm kiến thức cũng tương tự. Họ coi Thượng đế là ngọn nguồn của kiến thức và tin rằng Thượng đế đã ban kiến thức tới một số cá nhân khắp chiều dài lịch sử để những người đó tiếp tục truyền tải kiến thức tới những người khác. Họ cảm thấy cách tin cậy nhất để tìm kiếm sự thật là đọc những văn bản gốc của những cá nhân đã được khai sáng.

1. Ví dụ 1:

God – Thượng đế
Cá nhân được khai sáng – Jesus
Tài liệu gốc để nghiên cứu – Kinh Thánh
Văn bản hiện đại – Những bản dịch tiếng Anh hiện đại về Kinh Thánh
Đã qua hiểu bởi người khác – Những bình luận, sách tham khảo
Truyền miệng – Báo lá cải, ý kiến riêng của những người theo Jesus và không theo Jesus

2. Ví dụ 2:

Câu chuyện về Alexis De Tocqueville, một quý tộc người Pháp muốn tìm hiểu về dân chư của Mỹ. Ông đã tới Mỹ vào năm 1830 để tìm hiểu thể chế dân chủ Mỹ hoạt động như thế nào. Những vị vua của châu Âu nghĩ rằng nước Mỹ sẽ vỡ tan thành thể chế vô chính phủ như một cái chợ vỡ sau khi dành được độc lập vào năm 1776. Nhưng sau 50 năm nước Mỹ vẫn chạy tốt. Tại sao vậy?Tocqueville đã đến tận nơi đi khắp nơi và quan sát để tìm hiểu và viết về nước Mỹ trong quyển sách Dân chủ ở nước Mỹ.

Một dân tộc mạnh duy trì được lịch sử của nó để làm nền móng. Một dân tộc yếu thì lịch sử cũng yếu nên nhân dân không biết dựa vào sự thật nào nên hoang mang dễ bị thao túng. Một trong những điều đầu tiên nước mạnh đối xử với nước yêú là đốt sách đi và viết lại lịch sử. Một trong những điều đầu tiên mà đảng Nazi của Hitler đối xử với dân Do Thái thời diệt chủng là đốt sách báo của Do Thái đi, rồi mới tới những hình thức cao hơn như bỏ tù và xử bắn.

Reflect – Ngẫm nghĩ

Dọc con đường leo lên đỉnh núi Whitney là hồ nước tên là Mirror. Hồ nước trong phản chiếu khu rừng và những tảng đá. Những lúc có bão, hồ nước xao động đầy những gợn sóng. Những lúc hồ lặng sau trận bão, hồ phản chiếu cầu vồng rất đẹp.

Đầu óc con người cũng vậy. Khi tĩnh lặng hay đi bộ chậm trong thiên nhiên, tâm trí phẳng lặng sẽ giúp bạn nhìn rõ vấn đề và thấy những giải pháp. Người Việt ra có truyền thống thiền rất tốt mà phương Tây đang phải học của ta  :-)

Chậm lại, kiêng Facebook và nghĩ sâu về một vấn đề.

Relate – Liên hệ

Dùng ý tưởng của người khác và áp dụng sáng tạo vào một ứng dụng của bạn. Steve Jobs làm việc này rất tốt. Đó là cách nối liền lý thuyết và thực tế.

Trải qua thời gian nhiều thứ thay đổi nhưng cách suy nghĩ của những tầng lớp người khác nhau, ví dụ như giới trí thức (quý tộc cũ ở châu Âu thời xưa, PhD giáo sư bây giờ), giới công nhân, giới có quyền (vua, quan, tổng thống, chủ tịch hội)… cũng không thay đổi lắm.

Record – Ghi chép

Thomas Jefferson dùng kỹ thuật này để xử lý những tài liệu khó hiểu. Ví dụ như những cổ văn, đọc và đặt câu hỏi về những gì chưa hiểu, viết lại theo cách hiểu riêng. Ví dụ như mình đang viết lại bài này chẳng hạn.

Làm một dự án

Khi bạn làm một dự án cụ thể thì bạn sẽ có cơ hội áp dụng luôn cả 4 kỹ năng học tập cổ điển ngày  :-)

Hiển.

Tác giả: Nguyễn Minh Hiển
Nguồn: blog Ý tưởng đời thường

Quan điểm của Einstein về Giêsu

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản chuyển dịch về quan điểm của Einstein về Giêsu do bạn Lam Huỳnh chuyển dịch, biên tập bởi Hiển Nguyễn. Một số nhận xét riêng của mình: 

– Sự giáo dục hồi nhỏ của Einstein, một người Do Thái dựa trên Kinh Thánh và sách Talmud tức là sách mà những giáo sĩ Do Thái bình giảng về Kinh Thánh. Khi nói đến sách Talmud tức là nói đến sách của những câu hỏi lắt léo về đủ mọi góc cạch như sinh viên đi học luật. Luật viết là như thế, nhưng áp dụng như thế nào đối với các tình huống khác nhau lại là chuyện khác. Einstein và các cậu bé người Do Thái theo truyền thống Talmud sẽ biết đặt câu hỏi, suy nghĩ lắt léo về mọi cách áp dụng. 

Kinh Thánh viết cái gì ra là một chuyện. hiểu như thế nào lại là một câu chuyện khác. Giêsu một nhân vật lịch sử là một người có tính cách thú vị và vô cùng hấp dẫn nhưng hiểu về Giêsu theo con mắt của ai lại là một câu chuyện khác. Ở đây là quan điểm của Einstein, một bộ óc khoa học hàng đầu và là một người Do Thái về Giêsu. 

– Einstein chấp nhận Giêsu. Các vị hạng thầy khác của các lĩnh vực như  Steve Jobs, Đại Lai Lạt Ma, Picasso, Vladimir Putin đều chấp nhận Giêsu và coi Giêsu là tấ m gương sáng để noi theo. 

Những người đó có thể không chấp nhận cải đạo sang Thiên Chúa giáo, nhưng sẵn sàng đi theo Giêsu. Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa giáo, Cộng Sản giáo hay Phật giáo là sai hay đúng. Sai hay đúng so với cái gì? Chuyện này có thể ví như  Giêsu là một loại rượu ngon tinh khiết, khi được chấp nhận bởi những người thuộc những loại bình chứa khác nhau sẽ đưa những người đó đi đến đỉnh cao vượt quá giới hạn của bình chứa do tự họ tạo ra hay xã hội chụp lên họ. Ai cũng có thể đi theo Giêsu từ lớp vỏ của mình, và sẽ vượt quá chiếc hộp nhỏ của chính người đó, nếu cho Giêsu cơ hội. 

Hay một câu hỏi khác là bên trong những chiếc bình chứa như Phật giáo, Cộng Sản giáo, Nghệ thuật, Triết học, Khoa học… thì chất rượu ngon tinh khiết bên trong đó là gì? Các hạng thầy đi tìm điều này và thế nào lại gặp con người của Giêsu. 

– Einstein cho rằng Giêsu và những lời dạy của Giêsu thật tuyệt vời, nhưng vấn đề là khi người ta bắt đầu đi theo những người theo Giêsu hay đi theo những thêm thắt vào con người Giêsu thì người ta bắt đầu đi lạc. 

– Einstein đề cao giá trị đạo đức hơn là phát minh khoa học. 

– Đối với bạn Giêsu là ai?

Hiển

einstein_god_jesus

“Ông bị ảnh hưởng bới Thiên Chúa giáo tới mức độ như thế nào?”

“Khi là đứa trẻ, tôi nhận được những lời dạy từ cả Kinh Thánh lẫn sách Talmud (sách bình giảng về Kinh Thánh). Tôi là người Do Thái, nhưng tôi choáng ngợp bởi  người Nazarene đầy ánh sáng này (nói tới Giêsu vì Giêsu là người xứ Nazareth).

 “Ông đã bao giờ đọc sách của Emil Ludwig về Giêsu chưa?”

“Phiên bản Giêsu của Emil Ludwig thì quá nông cạn” Einstein trả lời. Giêsu quá lớn lao cho ngòi bút của những người thợ đẽo chữ, cho dù họ có khéo léo đến đâu. Không ai có thể nói chuẩn được về Thiên Chúa giáo chỉ bằng những lời nhận xét khéo léo.

“Ông có chấp nhận tự tồn tại mang tính lịch sử của Giêsu không?”

“Không có gì phải bàn cãi. Không ai có thể đọc sách Tin Lành mà không cảm thấy sự hiện diện thực sự của Giêsu. Tính cách của Giêsu có thể cảm thấy được ở từng con chữ. Không có câu chuyện thần thoại nào có thể có đầy sự sống như vậy được. Thật khác biệt làm sao so với, lấy một ví dụ, về ấn tượng chúng ta nhận nhận được từ câu chuyện của những người anh hùng huyền thoại cổ xưa như Theseus. Theseus và những người hùng thuộc loại đó thiếu sự sống động thật sự của Giêsu. “

Ludwig Lewisohn, trong những cuốn sách gần đây, nói rằng nhiều câu nói của Giêsu là cách nói khác  của câu nói của những nhà tiên tri khác.

“Không ai có thể từ chối sự thật rằng Giêsu đã sống, hay là những lời nói của Giêsu tuyệt đep. Mặc dù một số lời Giêsu nói đã từng được nói trước đó, không ai thể hiện được những câu nói đó nên thánh như  Giêsu”.

Về Bụt, Mosê và Giêsu

Thời đại của chúng ta thật xuất chúng trong lĩnh vực hiểu biết khoa học và áp dụng mang tính kỹ thuật của hiểu biết đó. Ai mà không cảm thích thú về  điều này? Nhưng chúng ta không được quên rằng chỉ với kiến thức và kỹ năng thôi sẽ không thể đưa nhân loại tới một cuộc sống hạnh phúc và có giá trị con người được. Nhân loại có đầy đủ các lý do để coi trọng những người tuyên ngôn những chuẩn mực và giá trị đạo đức cao hơn những người khám phá ra sự thật khách quan. Những gì nhân loại mang ơn những người như Bụt, Môsê và Giêsu đối với tôi lớn hơn là thành tựu của những đầu óc khám phá và phát minh.

Điều những con người được ban phước này đã cho chúng ta, chúng ta phải gìn giữ và cố gắng giữ chúng sống động với tất cả sức mạnh nếu không nhân loại sẽ mất đi phẩm giá, an toàn về sự tồn tại và sự an lạc trong cuộc sống.

Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo

Nếu có người tẩy rửa Do Thái giáo của Những Nhà Tiên Tri, và Thiên Chúa giáo như  Giêsu dạy, khỏi những thêm thắt về sau, đặc biệt của mấy vị cha xứ, người đó sẽ chỉ còn lại lời dạy có khả năng chữa lành cho tất cả những vấn đề xã hội của nhân loại.

Nhiệm vụ của bất kỳ người nào có ý tốt là cố gắng kiên trì trong thế giới nhỏ bé của anh ta để khiến lời dạy về nhân bản trong sạch này là một lực sống, trong khả năng có thể của anh ta. Nếu anh ta cố gắng một cách trung thực theo hướng này mà không bị nghiền nát và dẫm đạp bởi chính những người cùng thời với anh ta, anh ta có thể coi chính anh ta và cộng đồng anh sống may mắn.

– Từ cuốn sách “Thế giới như tôi thấy” của Einstein.

Những thứ vĩ đại hơn Giêsu

Hoàn toàn có thể rằng chúng ta có thể làm những điều vĩ đại hơn Giêsu, bởi vì những gì viết trong Kinh Thánh về Giêsu được tô điểm bằng thơ.

— From W. I. Hermanns “A Talk with Einstein,” October 1943, Einstein Archive 55-285

Nước trời hay Vương quốc của Chúa

Con người cảm thấy anh ta có một gia đình trong cộng đồng vĩnh cửu của những con người đang cố gắng tìm sự thật. Tôi luôn tin rằng Nước trời theo cách hiểu của Giêsu là nhóm nhỏ rải rác qua thời gian của những người có giá trị vê trí tuệ và đạo đức.

Về việc cải đạo sang Thiên Chúa giáo

Một sinh viên Công giáo, lo lắng về linh hồn của Einstein, một lần viết thư cho Einstein, nài nỉ ông cầu nguyện với đấng Christ, Trinh nữ  Mary, và đến gặp một cha xứ Công giáo ngay lập tức. Những lời sau đây là một phần của câu trả lời của Einstein.

Nếu tôi tuân theo lời của bạn và Giêsu nhìn nhận về vấn đề này, Giêsu, là một người thầy Do Thái, tất nhiên sẽ không đồng ý hành vi như vậy.

— From Goldman, p. 88.

Jesus

The following comes from “What Life Means to Einstein: An Interview by George Sylvester Viereck,”The Saturday Evening Post, Oct. 26, 1929, p. 17. The questions are posed by Viereck; the reply to each is by Einstein. Since the interview was conducted in Berlin and both Viereck and Einstein had German as their mother tongue, the interview was likely conducted in German and then translated into English by Viereck.

Some portions of this interview might seem questionable, but this portion of the interview was explicitly confirmed by Einstein. When asked about a clipping from a magazine article (likely the Saturday Evening Post) reporting Einstein’s comments on Christianity taken down by Viereck, Einstein carefully read the clipping and replied, “That is what I believe.” See Brian pp. 277 – 278.

“To what extent are you influenced by Christianity?”

“As a child, I received instruction both in the Bible and in the Talmud. I am a Jew, but I am enthralled by the luminous figure of the Nazarene.”

“Have you read Emil Ludwig’s book on Jesus?

“Emil Ludwig’s Jesus,” replied Einstein, “is shallow. Jesus is too colossal for the pen of phrasemongers, however artful. No man can dispose of Christianity with a bon mot.”

“You accept the historical existence of Jesus?”

“Unquestionably. No one can read the Gospels without feeling the actual presence of Jesus. His personality pulsates in every word. No myth is filled with such life. How different, for instance, is the impression which we receive from an account of legendary heroes of antiquity like Theseus. Theseus and other heroes of his type lack the authentic vitality of Jesus.”

“Ludwig Lewisohn, in one of his recent books, claims that many of the sayings of Jesus paraphrase the sayings of other prophets.”

“No man,” Einstein replied, “can deny the fact that Jesus existed, nor that his sayings are beautiful. Even if some them have been said before, no one has expressed them so divinely as he.”

On Buddha, Moses, and Jesus

Our time is distinguishedby wonderful achievements in the fields of scientific understanding and the technical application of those insights. Who would not be cheered by this? But let us not forget that knowledge and skills alone cannot lead humanity to a happy and dignified life. Humanity has every reason to place the proclaimers of high moral standards and values above the discoverers of objective truth. What humanity owes to personalities like Buddha, Moses, and Jesus ranks for me higher than all the achievements of the enquiring and constructive mind.

What these blessed men have given us we must guard and try to keep alive with all our strength if humanity is not to lose its dignity, the security of its existence, and its joy in living.

— From Goldman, p. 88.

Christianity and Judaism

If one purges the Judaism of the Prophets and Christianity as Jesus taught it of all subsequent additions, especially those of the priests, one is left with a teaching which is capable of curing all the social ills of humanity.

It is the duty of every man of good will to strive steadfastly in his own little world to make this teaching of pure humanity a living force, so far as he can. If he makes an honest attempt in this direction without being crushed and trampled under foot by his contemporaries, he may consider himself and the community to which he belongs lucky.

— From Einstein’s book The World as I See It (Philosophical Library, New York, 1949) pp. 111-112
Greater Things Than Jesus

It is quite possible that we can do greater things than Jesus, for what is written in the Bible about him is poetically embellished.

— From W. I. Hermanns “A Talk with Einstein,” October 1943, Einstein Archive 55-285

The Kingdom of God

One has a feeling that one has a kind of home in this timeless community of human beings that strive for truth. … I have always believed that Jesus meant by the Kingdom of God the small group scattered all through time of intellectually and ethically valuable people.

— From Goldman, p. 98.
About Converting to Christianity

A Catholic science student, concerned for Einstein’s soul, once wrote to Einstein, begging him to pray to Christ, the Virgin Mary, and to see a Catholic priest immediately. What follows is part of Einstein’s reply.

If I would follow your advice and Jesus could perceive it, he, as a Jewish teacher, surely would not approve of such behavior.

— From Goldman, p. 88.
Nguồn: Einstein on Jesus

Những người nhìn xa và người mơ ước cho Chúa – Visionaries and dreamers for God

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản dịch của bài nói chuyện “Visionaries and dreamers for God” của Tony Campolo, chuyển dịch bởi Lam Huỳnh. Ở bài nói chuyện này Tony nói về truyền thống và mơ ước từ quan điểm xã hội học. Đây là chủ đề quan trọng mà cá nhân mình thấy ít được đề cập. Những điều này đứng từ quan điểm khoa học có thể áp dụng cho các nền văn hóa khác như văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Tony cũng nói tới tầm quan trọng giấc mơ và con đường đang đi tới. Đây là vấn để rất quan trọng mà cá nhân mình nghĩ mỗi người nên hướng tới nhiều hơn, mặc dù phân tích quá khứ là quan trọng.

Và Tony nói đến  Giêsu và Giêsu liên hệ như thế nào với tầm nhìn, ước mơ, quá khứ và tương lai của mỗi người cũng như cả thế hệ và đất nước.

Mình cần những bạn tình nguyện viên để giúp phát triển website. Nếu bạn quan tâm, hãy đăng ký. ~ Hiển

Tiến sĩ Tony Campolo là Giáo sư  lão làng của  khoa Xã hội học và là Chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu đô thị tại trường Cao đẳng Eastern tại St. Davids. Bang Pennsylvania. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hiệp hội Tin Lành về Phát triển Giáo dục, một tổ chức liên quan đến chương trình phát triển giáo dục, y tế và kinh tế tại các quốc gia như Haiti và Cộng hòa Dominic. Ông cũng là tác giả bán chạy nhất với 25 tựa sách được in, đồng chủ trì của chương trình truyền hình hàng tuần, Hashing It Out, trên kênh Odyssey, Mục sư  của Giáo hội Mount Carmel Baptist tại phía Tây Philadelphia, và là một diễn giả nổi tiếng ở các trường Cao đẳng và Đại học.

Những người nhìn xa và người mơ ước  cho Chúatony-campolo-17

Tác giả: Tony Campolo
Chuyển dịch: Lam Huỳnh
Biên tập: Hiển Nguyễn

Đầu tiên lên sóng ngày 30/12/1984

Có hai thứ xác đinh một người là cái gì và một người là ai. Hai thứ đó là: người đó đến từ đâu và người đó đi về đâu. Emile Durkheim, một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất của mọi thời đại, nói rằng để biết chúng ta đến từ đâu, chúng ta cần các truyền thống và nghi lễ. Và ông đã rất chú trọng việc vạch ra vai trò của các truyền thống và lễ nghi. Ông cho rằng, “Một nhóm có càng nhiều truyền thống, càng có nhiều nghi lễ, mức độ đoàn kết của nhóm đó sẽ càng cao, mức độ thống nhất của nhóm đó càng cao”

Chắc chắn rằng điều đó đúng với cuộc sống gia đình. Vừa qua mùa nghỉ lễ, tôi biết rằng điều đó đúng bởi vì những ngày lễ là tuyệt vời nhất khi chúng được lấp đầy bởi những lễ nghi và truyền thống. Tiếp tục đọc

Phủ lấp bởi Bụi đất của Giáo sỹ – Covered in the Dust of Your Rabbi!

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài nói chuyện tiếng Anh “Covered in the Dust of Your Rabbi” của Rob Bell do bạn Tùng Trương dịch và Hiển Nguyễn biên tập.

Bài nói chuyện này nói rõ hơn về cách học tập kiểu Do Thái thời Giêsu – một người thầy Do Thái. Qua đó ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình Giêsu lớn lên như thế nào, lớn lên trong môi trường giáo dục ra sao, và hiểu nội dung những lời nói của Giêsu đặt vào bối cảnh Do Thái thế kỷ thứ nhất. Điều này là quan trọng vì những gì Giêsu nói với đệ tử là dành cho những người học trò Do Thái của thế kỷ thứ nhất và cần được hiểu theo cách những người Do Thái hiểu vào thời điểm đó gồm cả những giả định và tập tục. Những điều Giêsu nói không phải là trực tiếp dành cho bạn và tôi những người ở thế kỷ 21 với hoàn cảnh lớn lên khác. Chúng ta thực chất là những người “nghe lỏm” về câu chuyện Giêsu.

Nếu không hiểu về văn hóa Do Thái lúc đó thì có thể hiểu chệch, không nhất thiết là sai nhưng không nhất thiết là đúng 100% về Kinh Thánh 🙂

.
Phủ lấp bởi Bụi đất của Giáo sỹ

Tác giả: Rob Bell
Chuyển dịch: Tùng Trương
Biên tập: Hiển Nguyễn

Giáo dục là vấn đề lớn trong thời Giêsu sống, và luôn có những ý kiến khác nhau về ở lứa tuổi nào là thích hợpđể một Giáo sỹ (Rabbi) có thể tiếp nhận một đứa trẻ làm học trò. Một người Giáo sỹđã từng tuyên bố: “Chúng ta không nhận dạy những đứa trẻ dưới sáu tuổi, tuy nhiên từ sáu tuổi trở lên, hãy thu nhận chúng và bắt chúnghọc Torah(1) như trâu!”
(Torah là sách dạy đạo sống gồm 5 cuốn sách đầu tiên của cuốn Kinh Thánh).Bạn thấy đấy, giáo dục rất được coi trọng đối với các nhà giáo dục, học trò và cha mẹ.Trong Mishna (câu hỏi và luận giải về Torah)(2) có thành ngữ là: “Hơn tất cả, chúng ta tự hào cho chính chúng ta về sự giáo dục của con cái chúng ta”. Giêsu có lẽ đã lớn lên và học tập trên một hệ thống giáo dụcnhư thế này.

Nền giáo dục Do Thái gồm ba phần chính:

Bet Safar,
Bet Tahmud,
Và Bet Midrash. Tiếp tục đọc

Lời cầu nguyện hàng ngày của Mẹ Teresa

EAR JESUShelp me to spread Thy fragrance everywhere I go. Flood my soul with Thy spirit and love. Penetrate and possess my whole Return to "Paying Tribute to Mother Teresa of Calcutta"being so utterly that all my life may only be a radiance of Thine. Shine through me and be so in me that every soul I come in contact with may feel Thy presence in my soul. Let them look up and see no longer me but only Jesus. Stay with me and then I shall begin to shine as you shine, so to shine as to be a light to others.
~ From the video Everyone, Everywhere

THƯA GIÊ-SU, giúp con lan truyền hương thơm của Người ở mọi nơi con đi. Tràn ngập tâm hồn con với thánh linh và tình yêu của Người. Xâm nhập và sở hữu sự tồn tại của con thật trọn vẹn để cả cuộc đời  con có thể chỉ là sự tỏa sáng của Người. Tỏa sáng xuyên qua con và ở trong con đến nỗi mà mọi linh hồn con tiếp xúc có thể cảm thấy sự hiện diện của Người trong tâm hồn con. Hãy để họ nhìn lên và nhìn thấy con không ở đó mà chỉ có Giê-su. Ở với con và sau đó con sẽ bắt đầu tỏa sáng  khi người tỏa sáng, để tỏa sáng như là ánh sáng tới những người khác.
~ Chuyển dịch bởi Jane March, biên tập bởi Nguyễn Minh Hiển

Chúa như người Đầy tớ chịu khổ – God as the Suffering Servant

Hiển Nguyễn: đây là bài giảng “God as the Suffering Servant” do Tony Campoly giảng. Phần tiếng  Việt do bạn Lam Huynh dịch, biên tập bởi Hiển Nguyển.

Anthony Campolo là cố vấn tâm linh cho Tổng thống Bill Clinton, là chủ tịch hội truyền giáo vì mục đích phát triển giáo dục, là tác giả của gần 40 cuốn sách, là giáo sư xã hội học và hiệu trưởng trưởng trường đại học Eastern University ở Pennsylvania. Để biết thêm bạn hãy tìm Google có liền.

Bài giảng dưới đây nói về chủ đề Tình Yêu và Quyền Lực. Về yếu tố đầy tớ của Giêsu. Trên thánh giá, hình ảnh Giêsu bị đóng đinh, rỉ máu và giang rộng cánh tay có ý nghĩa gì với bạn?

Tác giả: Tony Campolo
Chuyển dịch: Lam Huynh
Biên tập: Hiển Nguyễn
Crucifixion

Trong bất cứ mối quan hệ nào, không thể nào thể hiện tình yêu và quyền lực cùng một lúc.Bất cứ ai đang thực thi nhiều quyền lực nhất thì đang thể hiện ít tình yêu nhất và bất cứ ai đang thể hiện tình yêu nhiều nhất thì đang thực thi ít quyền lực nhất.Trong thể hiện tình yêu, con người phải từ bỏ quyền lực vì thế yêu thương làm cho con người bị tổn thương.

Xem xét một đôi vợ chồng cụ thể.Anh ấy yêu cô ấy và sẽ làm mọi thứ để giữ cô ấy trong cuộc đời anh ta. Cô ấy, ngược lại, không yêu anh ta nhiều lắm, và không quan tâm chuyện anh ta ở cùng hay rời bỏ cô.

Ai trong mối quan hệ này có nhiều quyền lực nhất. Ai có thể độc đoán về những điều khoản của mối quan hệ và có khả năng chốt trong các quyết định?

Câu trả lời có vẻ rõ ràng. Cô ấy có thể bởi vì cô ấy có tất cả quyền lực.Nhưng chú ý rằng quyền lực của cô ấy là kết quả của sự thiếu tình yêu của cô ấy.

Tiếp tục đọc

Sự liên hệ của Giêsu Christ – The relevance of Jesus Christ

Hiển Nguyễn: Dưới đâylà bản dịch sang tiếng Việt của bài nói chuyện “The relevance of Jesus Christ” của Douglas Coe do Jane March dịch, biên tập bởi Hiển Nguyễn. 

Dù bạn có là ai, tổng thống, người ăn mày, người chồng, người vợ, nông dân, bác sĩ, giáo sư, người mù hay người sáng,  Phật tử, người Cơ Đốc Nhân, Hôi giáo, Cộng sản hay Vô thần, Giêsu có sự liên hệ trực tiếp tới đời sống của bạn. 

Tại sao vậy? Theo như tác giả thì ai trong số chúng ta cũng có vấn đề về sự xa cách (alienation), đó là sự xa cách giữa những người trong gia đình với nhau, giữa những người bạn, giữa con người với thiên nhiên, giữa các tôn giáo, giữa các thể loại chính trị-kinh tế. 

Làm sao để vượt qua khỏi sự xa cách đó? Tác giả nói đó chính là lý do Giêsu liên hệ bởi Giêsu dạy về tha thứ. Tha thứ là chìa khóa để nối liền sự xa cách. Và tha thứ không đơn giản như nhiều người  thường nghĩ mà tha thứ như Giêsu tha thứ. Giêsu thực tế kết nối mọi thứ lại với nhau. 

Tác giả cũng nói rõ là Giêsu không phải tôn giáo. 

resized_80_jesus-heals-a-man-born-blind_1800x1200_72dpi_3

Douglas E. Coe – Sự liên hệ của Giêsu Christ

Những năm qua, tôi đã có đặc ân thực sự khi kết giao riêng tư với các người đàn ông và các phụ nữ trong đời sống công chúng để gặp, theo cách hiểu nào đó, như Nicodemus. Một số người trong các bạn, có lẽ, đã đọc về Nicodemus, là một người cai trị của dân Do Thái, người đã đến với Giêsu vào đêm tối để thảo luận về những điều liên quan đến Giêsu trong những ngày đầu tiên khoảng hai nghìn năm trước.

Cũng như thế, ngày nay có nhiều người ở nhiều vùng đất đang gặp riêng nhau  không ghi chép lại điều gì tại các trạm xăng, quốc hội, trường đại học, nhà riêng, câu lạc bộ, hang động và khắp nơi trên thế giới theo nhiều cách khác nhau , những người này tụ tập nhau lại để trao đổi về sự liên hệ của Giêsu Christ.

Tôi nghĩ tối nay có lẽ điều tôi có thể chia sẻ với các bạn nhiều nhất là điều trong những năm qua tôi đã quan sát được khi những người đàn ông và phụ nữ này khi họ tụ tập với nhau. Họ đã phát hiện ra điểu gì? Có lẽ điều đó có thể thú vị với bạn.

Một trong những điều họ phát hiện ra là vấn đề lớn nhất trên thế giới là sự xa lánh. Tôi không biết bạn có đồng ý hay không nhưng tôi nghĩ nếu bạn nghĩ về nó bạn có lẽ sẽ đồng ý rằng sự xa lánh là vấn đề nghiêm trọng.

Bởi vì sự xa lánh, chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới. Chúng ta có một cuộc chạy đua với Liên Xô bởi vì sự xã lánh. Chúng ta có thể chỉ nghĩ về tuần trước và tuần trước nữa ở Trung Đông, Tây Ấn, ở khắp nơi, có lẽ ngày nay có nhiều những cuộc chiến tranh bé và cuộc chiến lớn thực sự ngày hôm nay hơn trong bất kỳ khi nào trong lịch sử thế giới. Thực tế trên mọi lục địa, sự xa lánh xảy ra giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các chủng tộc.

Chúng ta có sự xa lánh ngay cả trong nhà chúng ta. Như các bạn biết đấy, theo thông kê một cách nhanh chóng trên một số lượng lớn, quá nửa số người kết hôn sau đó li hôn. Sự xa lánh giữa những ông chồng và những bà vợ, giữa cha mẹ và trẻ em. Sự xa lánh xảy ra ở mọi cấp bậc của xã hội.

Tôi đã sống ở Washington DC từ năm 1959, đó có lẽ là trái tim và trung tâm của lãnh đạo của  quốc gia vĩ đại này, nơi quan tâm tới tự do và hòa bình trên toàn thế giới. Tôi có ba cô con gái, một vợ, ba người con trai. Tôi sẽ không chocon gái tôi đi bộ sau bảy giờ tối ở mười khối nhà phía sau Thủ phủ.  Chúng không an toàn. Tôi không cho phép chúng như vậy bởi vì những cảm giác của sự xa lánh.

Người lao động và người quản lý, người da đen và người trắng, người giàu và người nghèo. Ở khắp nơi chúng ta nhìn, chúng ta thấy sự xa lánh. Chúng ta sẽ làm gì về điều này? Chúng tôi tạo ra phòng khám, có người tư vấn, bác sĩ tâm lý, các bộ ngoại giao, SEATO, NATO, hội nghị giải trừ quân bị, hiệp ước SALT I, SALT II. Hãy suy nghĩ về sự xa lánh trong những năm qua với người Mĩ bản xứ ở đất nước này. Chúng ta lập dự thảo hiệp ước, và chúng liên tục bị phá vỡ. Chúng ta cãi nhau ở tòa. Tất cả là sự xa lán. Giải pháp nào để giải quyết sự xa lánh?

Điều mà tôi đã phát hiện ra, và tôi nghĩ rằng nó khá là học thuật, đó là từ “hòa giải”. Nếu chúng ta nhìn thấy sự xa lánh được giải quyết, phải có sự hòa giải. Vậy chúng ta làm gì? À, chúng ta gửi tới các nhóm khắp thế giới để thảo luận làm sao chúng ta có thể có một hiệp ước tốt hơn. Chúng ta xây dựng vũ khí nhiều hơn. Chúng tôi có các cuộc thảo luận và đàm phán. Chúng tôi có tất cả những loại người đàn ông và phụ nữ muốn ứng cử để nói về hòa bình trong thời đại chúng ta. Họ nói về các giải pháp cho  hòa bình, hòa bình và không có hòa bình.

Người phương đông thảo luận về hòa bình và cho rằng những người phương Tây không thực sự quan tâm đến hòa bình, thật vậy đấy. Họ chỉ nói về nó. Người phương Tây nói rằng người phương Đông chỉ hùng biện, rằng họ không thực sự quan tâm thầm kín tới hòa bình mà chỉ quan tâm tới thống trị.

Vì vậy, ở khắp nơi mọi người đang cố gắng tìm cách mang lại sự hòa giải cho những xã hội bị xa lánh. Tôi đã nghĩ và suy nghĩ rất nhiều về cách hòa giải mọi người trong cuộc đời của chính tôi, và có lẽ những đau khổ lớn nhất mà tôi từng có một cá nhân trong chính gia đình tôi và bạn bè tôi là những lúc tôi cảm thấy bị xa lánh – xa lánh với những người khác, xa lánh với chính tôi. xa lánh với Chúa. Và câu hỏi lớn là làm thế nào tôi có thể lấy lại cảm giác không bị xa lánh.

Như tôi đã cần nhắc vấn đề này trong những năm qua, không chỉ cá nhân nhưng với nhiều người bạn, tôi đã đi đến quan điểm cho rằng giải pháp duy nhất cho chủ đề của sự xa lánh. cách duy nhất để hòa giải có thể diễn ra, là thông qua một từ nhỏ bé, từ “tha thứ”. Và đó là nơi Giêsu Christ đến bởi vì Giê-su là thẩm quyền lớn nhất về chủ đề tha thứ mà thế giới đã từng biết. Đó là lý do Giêsu liên hệ. Giê-su đã thể hiện sự tha thứ. Giêsu đã nói về sự tha thứ. Giê-su đã đưa ra quan điểm mạnh mẽ nhất, triết lý mạnh mẽ nhất và các trao đổi mạnh nhất về chủ đề tha thứ.

Nếu  vấn đề ở Trung Đông sẽ từng được giải quyết, vài người Do Thái sẽ phải tha thứ cho vài người Ả Rập, và vài người Ả Rập sẽ phải tha thứ cho vài người Do Thái. Trong các gia đình, vài bà mẹ sẽ phải tha thứ cho vài đứa con, và vài đứa con sẽ phải tha thứ cho vài bà mẹ. Tha thứ là chìa khóa mang lại sự hòa giải. Và Giêsu  là người trao quyền và cung cấp sức mạnh để tha thứ.

Vì vậy tối hôm nay điều tôi muốn làm là nói với bạn một chút về Giêsu Christ, người có thể trao quyền tha thứ.

Hôm nay ở đất nước chúng ta, chúng ta có rất nhiều người nói về Giêsu Christ. Tôi đã từng gặp ba người trong đời tư của tôi tự xưng là Giêsu Christ trở lại. Tôi đã gặp một doanh nhân từ New York đã từng tỏ ra là một người rất sáng sủa. Chúng tôi đã ngồi xuống và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trao đổi về kinh doanh, và sau đó ông ấy đã cúi xuống và cẩn mật chỉ cho tôi tài liệu  chứng nhận chứng tỏ ông ấy thực sự là Giêsu. Một người đàn ông khác ở Pennsylvania tuyên bố là Giêsu Christ.  Ông ấy có nhiều người đi theo. Ông đã làm được một số điều đáng kể. Bạn có thể mở Kinh Thánh ở bất cứ nơi nào trong kinh Cựu Ước hay Tân ước, bạn có thể đọc bất kì nơi nào và ông có thể trích dẫn trước và sau (câu Kinh Thánh bạn đọc). Ông ấy có nhiều người trẻ đi theo. Và cứ như vậy vòng quanh thế giới.

Nhưng Giêsu Christ của cuốn Kinh thánh này đã thực sự nói rằng ” người ta sẽ đến trong danh ta và nói ‘ ra khỏi đây, ta là Giêsu Christ. Đến đây.” Có rất nhiều (phiên bản) của Giêsu Christ.

Ngày nay ở nước Mĩ chúng ta có nhiều Giêsu Christ, như một Giêsu Christ mang đèn (chiếu sáng). Chúng ta có Giêsu Christ của cuối tuần, người được thảo luận trong nhà thờ của chúng ta. Chúng ta có những Giêsu Christ trông rất khỏe mạnh, như là loại Giêsu Christ chơi bóng đá Mỹ. Chúng ta Giêsu  Christ người mà chúng ta nói về trong các cuộc họp tôn giáo người  thực tế không đòi hỏi sự cống hiến hay cam kết nào. Tiếp tục đọc