Những người nhìn xa và người mơ ước cho Chúa – Visionaries and dreamers for God

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản dịch của bài nói chuyện “Visionaries and dreamers for God” của Tony Campolo, chuyển dịch bởi Lam Huỳnh. Ở bài nói chuyện này Tony nói về truyền thống và mơ ước từ quan điểm xã hội học. Đây là chủ đề quan trọng mà cá nhân mình thấy ít được đề cập. Những điều này đứng từ quan điểm khoa học có thể áp dụng cho các nền văn hóa khác như văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Tony cũng nói tới tầm quan trọng giấc mơ và con đường đang đi tới. Đây là vấn để rất quan trọng mà cá nhân mình nghĩ mỗi người nên hướng tới nhiều hơn, mặc dù phân tích quá khứ là quan trọng.

Và Tony nói đến  Giêsu và Giêsu liên hệ như thế nào với tầm nhìn, ước mơ, quá khứ và tương lai của mỗi người cũng như cả thế hệ và đất nước.

Mình cần những bạn tình nguyện viên để giúp phát triển website. Nếu bạn quan tâm, hãy đăng ký. ~ Hiển

Tiến sĩ Tony Campolo là Giáo sư  lão làng của  khoa Xã hội học và là Chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu đô thị tại trường Cao đẳng Eastern tại St. Davids. Bang Pennsylvania. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hiệp hội Tin Lành về Phát triển Giáo dục, một tổ chức liên quan đến chương trình phát triển giáo dục, y tế và kinh tế tại các quốc gia như Haiti và Cộng hòa Dominic. Ông cũng là tác giả bán chạy nhất với 25 tựa sách được in, đồng chủ trì của chương trình truyền hình hàng tuần, Hashing It Out, trên kênh Odyssey, Mục sư  của Giáo hội Mount Carmel Baptist tại phía Tây Philadelphia, và là một diễn giả nổi tiếng ở các trường Cao đẳng và Đại học.

Những người nhìn xa và người mơ ước  cho Chúatony-campolo-17

Tác giả: Tony Campolo
Chuyển dịch: Lam Huỳnh
Biên tập: Hiển Nguyễn

Đầu tiên lên sóng ngày 30/12/1984

Có hai thứ xác đinh một người là cái gì và một người là ai. Hai thứ đó là: người đó đến từ đâu và người đó đi về đâu. Emile Durkheim, một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất của mọi thời đại, nói rằng để biết chúng ta đến từ đâu, chúng ta cần các truyền thống và nghi lễ. Và ông đã rất chú trọng việc vạch ra vai trò của các truyền thống và lễ nghi. Ông cho rằng, “Một nhóm có càng nhiều truyền thống, càng có nhiều nghi lễ, mức độ đoàn kết của nhóm đó sẽ càng cao, mức độ thống nhất của nhóm đó càng cao”

Chắc chắn rằng điều đó đúng với cuộc sống gia đình. Vừa qua mùa nghỉ lễ, tôi biết rằng điều đó đúng bởi vì những ngày lễ là tuyệt vời nhất khi chúng được lấp đầy bởi những lễ nghi và truyền thống.

Gia đình chúng tôi rất đề cao lễ nghi và truyền thống. Khi những đứa con của chúng tôi lớn lên, luôn có một cách đặc biệt để chào mừng Giáng sinh. Những đứa trẻ luôn thức dậy lúc 6 giờ sáng. Bây giờ, tôi là một tín hữu Baptist, và những tín hữu Baptist không tin rằng Chúa thức dậy lúc 6 giờ sáng, vì vậy chúng tôi luôn bảo những đứa trẻ rằng chúng có thể lấy đồ đạc ra khỏi tất treo trong phòng ngủ và chơi với những đồ vật ấy, nhưng bọn trẻ không bao giờ ra khỏi phòng ngủ và lấy những đồ đạc dưới gốc cây ra cho đến khi chúng tôi thức dậy.

Vào khoảng 8 giờ, chúng tôi đã ra khỏi “đôi tay ngọt ngào của thần Morpheus” (thức dậy) – đây là cách nói chuyện tinh tế từ bờ Đông nước Mỹ), và chúng tôi đi đến phòng khách, và đi qua phòng khách tới phòng bếp, và chúng tôi ăn sáng. Và rồi người ta sẽ nói: “Làm thế nào mà bạn có thể khiến lũ trẻ ăn sáng vào buổi sáng ngày Giáng sinh?”

Câu trả lời rất đơn giản, “Chúng tôi luôn luôn làm như vậy!” Lễ nghi và truyền thống là như thế đó. Bạn luôn làm mọi thứ cùng một cách. Sau đó chúng tôi đi vào và chúng tôi mở những món quà. Bart, đứa nhỏ nhất, sẽ lấy một món quà, đọc nhãn quà, nhìn xem ai là người được tặng, và đi giao món quà. Người kia sẽ mở quà, bình luận về nó. Món quà đó sẽ được chuyền một vòng, và mọi người sẽ bình luận về nó. Tiếp theo sẽ là thời gian dành cho món quà thứ 2.

Bạn nói: “Nó sẽ mất cả buổi sáng của bạn để mở các món quà.”

Thật sự là vậy

Bạn nói: “Thật khủng khiếp”

Không, điều khủng khiếp là cho phép những đứa trẻ nhảy vào những món quà, xé bỏ giấy gói, và chỉ trong một vài phút Giáng sinh đã kết thúc. Ý tôi là, lễ nghi kéo dài thời khắc đó ra. Nó khiến cho Giáng sinh thật thú vị. Nó dâng cao kịch tính. Khi bạn ngồi đó và tự nhủ” Ai là người được món quà lớn nhất?”

Vào buổi chiều, chúng tôi luôn đi thăm bố mẹ tôi và bố mẹ vợ tôi. Bạn nói. “Luôn luôn?”

LUÔN LUÔN. Đó là một lễ nghi – chúng tôi luôn làm như vậy. Bạn nói: “Tạo sao?” Điều đó là hiển nhiên. Khi tôi già đi, và vợ tôi già đi, chúng tôi muốn con chúng tôi đến thăm, và cách tốt nhất để chắc chắn rằng điều đó xảy ra là tạo thành lễ nghi cho chúng. Khi Giáng sinh đến với chúng, nếu chúng không đến thăm chúng tôi, chúng sẽ cảm thấy rất không thoải mái, chúng sẽ vô cùng khổ sở. Lũ trẻ như những chú chó của Pavlov (con chó trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện) – “Giáng sin đây rồi, chúng ta phải đi thăm bố mẹ”

Lễ Tạ ơn là một ngày lễ nghi nhất trong đời sống người Mỹ, phải không? Vào ngày Lễ Tạ ơn, tất cả chúng ta ngồi xuống tại cùng một địa điểm, và tất cả chùng tôi đều nói những điều giống nhau. Hãy nghe điều này –  chúng ta ăn cùng một loại thức ăn. Và những lời bình luận cũng giống nhau. “ Con gà Tây được nhồi nhân thật tuyệt! Cái gì bên trong nó vậy?”

Mọi việc đều như năm trước, ngốc ạ. Ý tôi là, không có gì thay đổi cả.

Nhưng có lẽ bạn có hình ảnh sau để nhớ lại. Con trai hay con gái bạn đang đi học xa, và nó có một cuộc gọi điện thoại về khoảng ba tuần trước Lễ Tạ ơn, và bạn nói “Hey, John, bố rất mong được nhìn thấy con trong hơn hai tuần nữa – Lễ Tạ ơn. Con sẽ ở nhà chứ”

Và có một khoảng lặng dài. Người con trai nói nói, “À, Bố, đấy là tại sao con gọi về. Một vài người bạn hội họp với nhau, đó là khoảng thời gian căng thằng và khó khăn ở trường, và chúng con nghĩ chúng con muốn đến Fort Lauderdale cho kỳ nghỉ, bố biết đấy, và để đón nhận vài tia nắng.”

Yên lặng kéo dài và ở đầu dây bên kia, người vợ nói : “Nhưng John à, chúng ta luôn đón Lễ Tạ ơn cùng nhau.”

Và anh ta nói, “Mẹ làm như tận thế đến nơi rồi ấy.”

Vâng, có lẽ, trên thực tế, người mẹ thân mến này đã không đọc Emile Durkheim, nhưng đây là tận cùng của thế giới của bà và bà ấy biết điều đó. Bởi vì với sự phá vỡ lễ nghi, một vài thứ bị đánh mất. Tất cả chúng ta đều ở đó. Chúng ta sẽ đều ngồi cùng một nơi. Tất cả chúng ta đều đưa ra những lời bình luận vụng về. Cũng gà tây đó, cũng những nhân nhồi gà Tây đó, nhưng vào khoảng giữa bữa ăn, bức màn yên lặng bao trùm lên gia đình và ai đó dường có thể sẽ nói rằng: “Bạn biết đấy, mọi thứ không còn như cũ” Và bạn biết, nó sẽ không bao giờ còn được như cũ nữa. Những nghi lễ rất quý giá.

Tất nhiên, nghi lễ phải bị phá vỡ. Nhóm phải đến lúc kết thúc, do đó một gia đình mới có thể bắt đầu. Chúng ta không muốn lũ trẻ bị trói buộc trong gia đình chúng ta mãi, nhưng điều đó vẫn gây tổn thương bởi nghi lễ là thứ quý báu. Chúng gợi nhớ cho chúng ta về những điều không bao giờ được quên.

Thật vậy, trải nghiệm tôn giáo là một phần mang tính nghi lễ, đúng không? Nó có phần nghi lễ. Đó là lý do tại sao, nếu bạn là người Do Thái, bạn biết có một thứ gọi là Bữa tiệc Seder. Tôi dạy tại trường Tồng hợp Pennsylvania, và những học sinh kể cả những sinh viên theo thuyết vô thần, luôn đến và muôn mượn những đứa con tôi. Nếu họ là người Do Thái, họ muốn mượn những đứa trẻ cho Bữa tiệc Seder. Và thật ngốc, tôi đã để họ mượn chúng, tôi nói “ngốc” bởi vì tôi có thể cho họ thuê chúng. Và tôi cũng nói với những sinh viên này rằng. “Các em, các em thậm chí còn không tin vào Chúa trời”, và họ sẽ nói “Vâng, nhưng chúng em là người Do Thái” Và các nghi lễ giữ cho họ là người Do Thái. Tevya hiểu điều đó. Nhớ lại bộ phim âm nhạc tuyệt vời, “Fiddler on the Roof”, anh ấy nói, “Truyền thống – bởi vì truyền thống của chúng ta mà chúng ta biết chúng ta là ai, ta đến từ đâu, và cuộc sống của chúng ta là về cái gì.”

Sự trải nghiệm tôn giáo của chúng ta là một phần của truyền thống và là một phần của nghi lễ. Khi Giêsu bảo chúng ta nhớ đến cái chết của Giêsu, Người gói nó thành một nghi lễ và biến nó thành một truyền thống. Và mỗi lần tôi bẻ bánh mì hoặc uống chén, tôi đều nhớ lời dạy của người, “Làm điều đó trong sự tưởng nhớ đến ta. Thường xuyên như thế chúng ta ăn bánh mì và uống chiến chén, hãy nhớ đến cái chết của ta cho đến khi ta trở lại.” Nghi lễ nhắc chúng ta nhớ về những gì không nên bị quên lãng.

Rồi có nghi lễ rửa tội. Chúng ta có tất cả các giáo phái. Tôi luôn thích nói đùa bởi tôi là một người Báp Tít và chúng tôi rửa tội theo một cách, còn các bạn rửa tội theo một cách khác. Không sao cả – bạn rửa tội theo cách của bạn, và tôi rửa tội theo cách của Người, và nó luôn hiểu quả đến cuối cùng. Điều quan trọng là, việc rửa tội đó nhắc chúng ta nhớ rắng, khi chúng ta chấp nhận Chúa Jesus như một Đấng cứu thế và Chúa tể, chúng ta bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.

Có lẽ bạn không có đủ các nghi lễ tại gia đình bạn, và nếu bạn không có đủ nghi lễ, bạn sẽ có những đứa trẻ quên đi những gì không được phép quên. Bạn sẽ có những đứa trẻ trượt khỏi những nghi lễ, những giá trị rất cần được duy trì, bảo vệ.

Bạn có thỉnh nguyện trong gia đình mình không? “Gia đình cầu nguyện cùng với nhau, ở cùng với nhau.”Bạn nói, “Đó chỉ là một nghi lễ. Chắc chắn, những nghi lễ không quan trọng như thế.” Nghi lễ là những gì giữ chúng ta lại cùng nhau, là những gì cho chúng ta sự đoàn kết.

Là một nhà xã hội học, tôi rất thích thú với việc quan sát các nhóm tôn giáo. Hiển nhiên, những người Do Thái có những nghi lễ lớn hơn so với người Thiên Chúa giáo, nhưng giữa những người Thiên Chúa giáo, người Công Giáo có nhiều nghi lễ hơn người Tin Lành. Bạn có để ý điều đó không? Trên con đường đi đến nhà thờ khi là một đứa trẻ, tôi luôn nhận ra đấy là chuyện đã xảy ra. Tôi luôn nhận ra có nhiều người đi đến nhà thờ Công Giáo hơn nhà thờ Baptist. Và tôi luôn hỏi mẹ tôi, “Tại sao người Baptist không đi đến nhà thờ, và người Công giáo đi đến nhà thờ lại nhiều như vậy?”

Câu trả lời truyền thống của người Tin Lành luôn là “ Họ trốn tránh khỏi nỗi sợ hãi”.

Tất nhiên, điều đó không đúng.

Sự thật của vấn đề đó là người Công giáo hiểu rõ về lễ nghi, và đó là cái giữ cho những nhà thờ Công giáo đoàn kết nhiều năm như thế – đại chúng, nghi lễ. Bạn nói, “Điều đó tất cả có quá quan trọng không?

Vâng, chúng ta cần được nhắc nhớ vài điều. Có quá nhiều điều bị lãng quên nhanh chóng. Bạn có những lời cầu nguyện mà bạn nói như trong Lời Cầu nguyện của Chúa? Có những lời cầu nguyện khi bạn cho những đứa trẻ đi ngủ? Có những thời điểm nào trong cuộc đời bạn khi có những thỉnh nguyện gia đình?”

Bạn nói, “Đấy là những nghi lễ. Nó không quan trọng.” Nó quan trọng bởi vì không có nghi lễ và truyền thống, chúng ta không biết chúng ta đến từ đâu. Chúng ta không biết giá trị của quá khứ. Nghi lễ gợi nhắc chúng ta về ngày hôm qua.

Bất cứ khi nào tôi phải đối mặt với vài sinh viên muốn kết hôn, họ sẽ luôn cung cấp cho tôi những thông tin tương tự. Họ sẽ đến với tôi khi tôi đang dạy tại trường Đại Học và nói, “Chúng tôi muốn kết hôn”. Và tôi sẽ làm lễ cưới miễn phí cho họ trước lớp học. Và họ sẽ luôn biến tấu những lời thề ước. và tôi sẽ nói, “Nếu bạn tự biến tấu những lời thề ước, tôi sẽ không làm lễ cưới cho các bạn.”

Và họ sẽ nói, “Thầy không hiểu rồi. Chúng con là những người đang kết hôn.” Và tôi sẽ nói, “Không, các con sai rồi, các con rất rất sai. Các con không chỉ đang kết hôn, mà tất cả chúng ta đang kết hôn lần nữa.”

Bạn có biết điều đó có tác động như thế nào với tôi khi tôi ngồi trong nhà thờ, quan sát một cặp đôi kết hôn? Anh ta nói, “Tôi, John, lấy cô, Mary, trở thành người vợ hợp pháp của tôi, và tôi hứa và thề trước Chúa và những người làm chứng…”. Bạn có biết cái gì đang diễn ra trong đầu tôi không? Tôi quay ngược về quá khứ, tôi trở lại hơn 25 năm trước và tôi có thể nghe thấy chính tôi đang nói điều đó, “Tôi, Anthony, lấy cô, Margaret, trở thành người vợ hợp pháp của tôi, và tôi hứa và thề ước…”

Bạn có thấy nghi lễ làm được gì không? Nó lấy một những thứ diễn ra từ rất lâu trước đây và làm cho nó đang diễn ra. Chúng ta cần những nghi lễ.

Và những người của Chúa, bạn cần nhiều hơn các nghi lễ để làm một người theo Giêsu. Giêsu  không chỉ muốn nhắc nhở bạn rằng Người đã chết trên thập tự giá vì bạn, Giêsu không chỉ muốn nghi thức nhắc nhở bạn rằng cơ thể của Người bị vỡ nát và máu của Người đã đổ ra, Giêsu muốn truyền cảm hứng cho bạn với những tầm nhìn và những giấc mơ. Nếu có bất cứ điều gì mà Giêsu muốn làm cho bạn đêm nay, đó là để lại thắp sáng một giấc mơ và tầm nhìn. Chúa có một kế hoạch tuyệt vời cho cuộc đời của bạn. Chúa có tầm nhìn về những gì bạn có thể là. Chúa có một giấc mơ về những gì bạn có thể trở thành. Và Người muốn bạn trải nghiệm tầm nhìn đó và giấc mơ đó. Người muốn bạn nhìn thấy những khả năng vốn có trong cuộc sống của bạn.

Nhiều người trong chúng ta cảm thấy tội lỗi vì đã làm những điều mà chúng ta đã làm mà không không nên làm. Tôi nói cho bạn biết có những điều mà thậm chí còn đáng tội lỗi hơn. Đó là thất bại về việc trở trở thành tất cả những gì Giêsu muốn bạn trở thành, thất bại khi không thể là tất cả những gì mà Giêsu muốn bạn là, thất bại khi không đạt được những gì Giêsu đã kêu gọi bạn để đạt được. Khi Chúa gọi bạn và đặt bạn ở đây trên hành tinh này, đó là vì Người có điều gì đó rất đặc biệt dành cho bạn để thực hiện.

Tôi nhớ một lần trong đời tôi lời hứa với Chúa rằng tôi sẽ làm những điều mà Người muốn tôi làm, rằng tôi sẽ là một người mà Người muốn tôi là, tôi sẽ đi đến những nơi Người muốn tôi đến. Tôi sẽ không để bất kỳ điều gì cản trở tôi hiện thực hóa giấc mơ và tầm nhìn mà Người đã cho tôi.

Có lẽ bạn cũng như thế. Phần lớn chúng ta đều có những thời điểm như vậy, nhưng rồi khi chúng ta quên đi chúng, và chúng ta để cho thế giới này cám dỗ ta vào mô hình khuôn mẫu của nó, và chúng ta đánh mất tầm nhìn Chúa cho chúng ta. Chúng ta đã để qua một bên giấc mơ mà Người đã có.

Tôi không biết khi nào điều đó xảy ra với bạn. Tôi là một người Báp Tít. Chúng tôi có những cuộc họp tươi mới (revival meetings). Chúng tôi luôn đi xuống những hành hang giữa hai hàng ghế, và nó luôn luôn xảy ra với tôi tại bàn thờ. Tôi không biết nếu bạn là một Báp Tít. Chúng tôi là những người quan tâm vào những thứ như vậy: một ngàn câu hát của “Chỉ cần là chính bạn”, bạn đi xuống như chính bạn và đi ra ngoài cũng giống như bạn  trước đây trong rất nhiều trường hợp. Nhưng chúng tôi quan tâm đến những chuyện đó.

Có lẽ điều đó đã xảy ra với bạn trên đỉnh núi, ý tôi là, nếu bạn là một người Presbyterian(một nhánh của Thiên Chúa giáo), bạn đề cao kinh nghiệm trên đỉnh núi bởi vì những người Presbyterian không có những đợt nghỉ ngơi hay làm tươi mới. Họ có những hội nghị Kinh Thánh mùa hè và họ đưa bạn lên đỉnh núi và họ hát hàng trăm ngàn câu hát của “Kumbaya”. Đó là kiểu của họ. Và họ thực sự để tâm vào điều đó.

Nhưng bạn bị lay chuyển ở  những cuộc họp đó, phải không bạn? Và bạn bắt đầu khóc và nói, “Chúa ơi, con hứa với Người con sẽ là những gì Người muốn con là, con sẽ làm những gì Người muốn con làm, con sẽ sống cuộc sống như Người muốn con sống. “Bạn có nhớ lần trước khi bạn hứa với Chúa là bạn đã làm tất cả mọi thứ Người trông đợi ở bạn? Bạn đã làm tất cả mọi thứ Người yêu cầu bạn. Bạn đã sống cuộc sống mà Người muốn bạn sống.

Chúa có những điều tuyệt vời dành cho bạn và những điều tuyệt vời dành cho tôi, và không có gì tội lỗi hơn là không sống theo những điều tuyệt vời mà Chúa đã kêu gọi chúng ta làm, và trở thành, cho Người và cho vương quốc của Người.

Bạn biết đấy, tôi đến rất nhiều trường đại học. Và đôi khi các sinh viên làm tôi nản lòng, đặc biệt là sinh viên trong năm 80. Họ đã đánh mất ước mơ của mình. Nó không giống như trong thập niên 60s. Bạn hỏi, “Bạn có thích giảng dạy trong những năm 60?” Tôi yêu thích việc giảng dạy trong những năm thập niên 60! Bạn không bao giờ phải chuẩn bị một bài giảng. Bạn bước vào lớp học và nói, “Xin chào,” và họ đã chiến đấu với bạn trong hai mươi phút. Họ sẽ nói, “Tại sao bạn đang sử dụng ngôn ngữ phân biệt giới tính này?” Và tôi sẽ nói, “Tôi chỉ nói” Xin chào “.

Và họ sẽ nói, “Vâng, nhưng ngữ điệu và dấu hiệu của sự áp bức ở trong câu chào đó.” Tôi sẽ chết. Nhưng họ tuyệt vời. Các sinh viên của thập niên 60 rất tuyệt vời. Họ có tầm nhìn xa. Họ sẽ kết thúc chuyện phân biệt chủng tộc, và phân biệt giới tính, và chủ nghĩa quân sự, và nghèo đói. Họ sẽ tạo ra xã hội lý tưởng, và họ sẽ làm điều đó vào sáng ngày mai.

Và bạn nói, “Có tốt không khi chúng ta vượt qua những thứ kiểu như giấc mơ và tầm nhìn này?”

Không thưa ngài, chuyện đó không tốt chút nào. Bởi vì Kinh Thánh nói rằng khi những người đàn ông trẻ tuổi không còn có tầm nhìn và những người đàn ông lớn tuổi không còn có những giấc mơ, dân tộc tàn lụi đi và chết. Và có một sự tàn lụi trong thế giới ngày nay. Tôi đi đến các lớp học và đổ ra hết trái tim và các dây thần kinh của tôi và cơ bắp tê giật với sự phấn khích của Chúa, và sau khi tôi đổ ra hết trái tim và chia sẻ sự thật của tôi  lượm lặt từ khổ đau hiện hữu, một số sinh viên vớ vẩn ở hàng cuối cùng giơ tay lên và nói , “Chúng em có phải biết điều này cho kỳ thi cuối?” Và tôi chết lặng một lúc. Và tôi tự hỏi những gì đã xảy ra với những giấc mơ, những gì đã xảy ra với tầm nhìn, những gì đã xảy ra với những kẻ to lớn vụng về của loài người này. Tôi lo lắng về trẻ em ngày nay.

Tôi nói tại một trường học ở Trung Tây và đã có một phản ứng tiêu cực trong khán giả. Và chúng tôi bắt đầu những câu hỏi và câu trả lời và tại một thời điểm tôi tức giận với đám đông và tôi nói: “Bạn biết đấy, bạn làm tôi sợ hãi. Bạn, những người trẻ tuổi, làm tôi sợ. Bạn hai mươi mốt và tôi gần năm mươi tuổi, và tôi trẻ hơn so với bạn là bởi vì người ta trẻ như là giấc mơ của họ và già như sự hoài nghi của họ.”

Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho thế hệ này vì chúng đã quá vô cảm tới nỗi chúng đã để Star Trek khỏi làn sóng vô tuyến. Ý tôi là, tôi yêu con tàu lớn Enterprise cất cánh vào không gian cùng với Spock và Kirk, và Sulu, và tất cả các bầy thú của những kẻ lập dị, và một giọng nói vọng vào và nói: “Được thách thức để mạnh dạn đi đến nơi mà chưa người nào đã từng đi trước đó.” Ồ, điều đó thật tuyệt vời. Và tôi sợ hãi khi tôi nhìn vào những người không muốn làm những điều tuyệt vời mà Chúa muốn họ làm, những điều tuyệt vời mà Chúa muốn họ trở thành, không muốn đi đến nơi Chúa đã muốn họ đi đến. Thay vì đi đến nơi mà chưa có ai đã từng mạnh dạn đi trước, họ miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thường ngày tẻ nhạt.

Tôi đã ở New York và tôi đến để xem“Người đàn ông từ La Mancha”. Tôi đã ngồi đó và nhìn thấy một người phụ nữ bên cạnh tôi bắt đầu la hét với chồng cô ta, “John, dừng lại, dừng lại đi. Anh đang đặt anh vào nguy hiểm đấy. Anh đang đặt anh vào tình thế tổn thương đấy.”

Bạn biết đấy, tôi nghiêng người về phía trước. Tôi muốn nhìn thấy những gì đang xảy ra. Và ngồi cạnh tôi là anh chàng này đang khóc mắt ướt nhòe. Và tôi biết lý do tại sao anh ta đã khóc. Anh đã khóc vì Don Quixote đã hát:

Mơ một giấc mơ không thể
Chiến đấu với kẻ bất khả chiến bại
Phấn đấu với một ounce cuối cùng của lòng can đảm
Đi đến nơi kẻ dũng cảm không dám đi
Và thế giới này sẽ giàu có hơn vì điều này
Một con người bị thương và chi chít những vết sẹo
Vẫn phấn đấu với một ounce cuối cùng của lòng can đảm
Vẫn vươn tới những vì sao không thể với tới

Mọi người ơi, nghi lễ tốt, bạn từ đâu đến cũng tốt, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần những truyền thống để đưa chúng ta vào quá khứ, nhưng quan trọng hơn là biết chúng ta đang đi đâu, biết được tương lai của chúng ta là gì. Đó là lý do tại sao tôi tin vào một điều mà chúng ta gọi là “sự chuyển đổi.” Sự chuyển đổi nói: “Hãy nhìn xem, chúng tôi không quan tâm tới bạn từ đâu đến. Chúng tôi quan tâm nhiều hơn bạn đang đi đến đâu. “Vì vậy, nhiều người được làm nghề tư vấn tâm lý, làm hỏng mọi người bởi vì họ nghĩ rằng tất cả chúng ta phải làm gì để hiểu người một người là ai và là cái gì, là phải hiểu người đó đến từ đâu và quá khứ của anh ta như thể là quá khứ của là điều quan trọng nhất về bạn.

Tôi ở đây để tuyên bố tin tốt lành của Giêsu. Quá khứ của bạn có thể được tẩy sạch. Quá khứ của bạn có thể được tha thứ. Giêsu là một vị Chúa của khởi đầu mới và Người muốn nói với bạn tại đây và lúc này, “Ta có điều đặc biệt giành riêng cho con để là, điều đặc biệt dành riêng cho con để trở thành, ta có một tương lai hoàn toàn mới dành riêng cho con. Ta không muốn biết con đến từ nơi đâu – Ta muốn biết con sẽ đi đến đâu.”

Lắng nghe những gì Kinh Thánh nói về quá khứ, “Quên đi những điều ở phía sau. Hướng về những mục tiêu theo lời gọi trên cao của Giêsu, Chúa tể của chúng ta”

Có rất nhiều sai lầm trong quá khứ của bạn. Có rất nhiều sai lầm trong quá khứ của tôi. Ý tôi là nếu bạn biết có điều gì đó về tôi, bạn sẽ tắt cái băng cassette này đi. Bạn sẽ không lắng nghe tôi nói. Nếu tôi biết có điều gì để tôi biết về bạn, tôi sẽ không nói chuyện với bạn. Hãy thẳng thắn về điều này. Bất cứ khi nào ai đó nói rằng, “Bạn cần cư xử như một người theo Giêsu. Tôi biết người không theo Giêsu con tốt hơn so với bạn. “Tất nhiên, tôi cũng thấy vậy. Nhưng nếu người đó thật tuyệt vời mà không có Giêsu. bạn có thể tưởng tượng anh ấy sẽ tuyệt vời hơn bao nhiêu khi có Giêsu. Và nếu bạn nghĩ rằng tôi rất thối nát khi có Giêsu, bạn có thể tưởng tượng tôi sẽ như thế nào mà không có Giêsu? Mọi người  ơi, bạn không hiểu nổi tôi đâu, trừ khi bạn hiểu tôi đang đi đến đâu, những gì Chúa đã gọi tôi là, những gì Chúa đã gọi tôi để trở thành, và những gì Chúa dành cho tôi –Người cũng dành cho bạn.

Người muốn nói với bạn hôm nay và Người muốn biến bạn thành một anh hùng trong vương quốc của Người. Người có điều đẹp đẽ, và điều tuyệt vời và vài điều đặc biệt muốn đạt được thông qua bạn. Lời kêu gọi của Chúa là trở thành một anh hùng. Chỉ con người có thể trở thành những anh hùng, bởi vì để trở thành anh hùng bạn phải dám thất bại. Và sự thất bại không phải là điều tồi tệ nhất bởi vì Chúa có một cách để biến những thất bại của bạn thành chiến thắng. Cây thánh giá trông như là một sự thất bại, nhưng sự phục sinh đã xoay chuyển điều đó.

Tôi không thể đợi cho đến khi tôi trờ về với Chúa. Tôi không thể đợi đến khi tôi lên Thiên Đàng. Tôi sẽ đi qua những cánh cổng và sẽ có những thiên thần. Và tôi sẽ nói “Tránh đường cho tôi nào, các thiên thần. Các bạn chỉ là những người đưa tin. Bạn không biết nó như thế nào khi là một anh hùng của Chúa và làm những điều tuyệt với Người kêu gọi mọi người làm. Tránh qua một bên đi, các thiên thần. Các bạn là những người đưa tin. Đi lấy cho tôi một chiếc bánh hamburger nào.”

Và tôi sẽ đi lên chiếc ngai của ân huệ và nói. “Michael, tránh ra nào. Tôi muốn ngồi cạnh Giêsu của tôi bởi vì Giêsu của tôi và tôi sẽ nói chuyện về những điều tuyệt với mà Người đã bảo tôi làm.

Lắng nghe kỹ những lời của tôi. Lắng nghe kỹ những lời của tôi. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Bất cứ điều gì cũng có thể. Đừng nghe bất cứ ai nói rằng bạn không thể trở thành một con người mới bởi vì ở đây có những tin tức tốt lành. Có Giêsu người đã chết cho bạn trong quá khứ để lấy đi mọi tội lỗi của bạn và làm bạn trở thành một con người mới. Và Giêsu đến với bạn ở đây và lúc này để truyền cảm hứng cho bạn với những giấc mơ tuyệt vời và những tầm nhìn vĩ đại về những gì mà bạn có thể trở thành. Đừng đánh mất giấc mơ của bạn. Đừng đánh mất tầm nhìn của bạn. Hãy nhớ rằng một khi bạn đã hứa gì với Chúa bạn sẽ làm. Hãy nhớ những gì đã hứa với Chúa về việc bạn sẽ trở thành ai. Hãy là những điều đó! Hãy làm những điều đó! Giêsu muốn đi vào trong trái tim bạn và cho bạn khả năng làm điều đó hôm nay. Bạn nói, “Tôi quá già” Tốt thôi, Abraham đã 94 tuổi khi ông có tầm nhìn của mình và ông đã thay đổi thế giới. Chúa thật sự muốn làm những điều đặc biệt bên trong bạn và thông qua bạn. Người có một vài công việc đặc biệt cho bạn để làm. Người có vài sứ mệnh cho bạn để hoàn thành. Người có một vài công việc hội thánh cho bạn đảm nhận. Một vài điều anh hùng đang đợi ai đó được thực hiện

Hãy để Chúa nói với bạn. Hãy để Chúa truyền cảm hứng cho bạn. Nếu bạn còn trẻ, có tầm nhìn. Nếu bạn đã già, có ước mơ. Không có tầm nhìn và giấc mơ, con người tàn lụi. Amen.

.
Source: 30 good minutes

Visionaries and Dreamers for God
Program 2814
First air date December 30, 1984
[Transcribed from tape and edited for clarity.]

Two things determine what a person is and who a person is. Those two things are these: where a person comes from and where a person is going. Emile Durkheim, one of the great sociologists of all time, said that in order to know where we come from we need traditions and rituals. And he was big on outlining the role of traditions and rituals. He said, “The more traditions that a group has, the more rituals that a group has, the higher the level of solidarity, the higher the level of unity of that group.”

Certainly that is true of family life. Just having come through a holiday season, I know that to be true because holiday times are best when they are filled with rituals and traditions.

Our family is big on rituals and traditions. As our children were growing up, there was always a special way of celebrating Christmas. The children would always get up at our house at six o’clock in the morning. Now, I’m a Baptist, and Baptists do not believe that God is up at six o’clock in the morning, so we always told the kids that they could get the stuff out of the stockings which we hung in their rooms and play with that, but they could never come out of the bedroom and get the good stuff under the tree until we got up.

About eight o’clock, we came out of “the sweet arms of Morpheus” — that’s sophisticated talk from back east, and we would go into the living room and right through the living room into the kitchen and we would eat breakfast. Then they would say, “How do you get your kids to eat breakfast on Christmas morning?”

The answer to that is simple, “We’ve always done it that way!” Rituals and traditions are like that. You always do things the same way. Then we would go in and we would open the presents. Bart, the youngest, would get a present, read the label, see for whom it was intended, and deliver the present. That person would open it, comment on it. That present would be passed around, and everybody would comment on it. Then it was time for present #2.

You say, “It must have taken you all morning to open the gifts.”

Indeed it did.

You say, “That’s terrible.”

No, what’s terrible is allowing the child to jump into those presents, tear away the paper, and in a few minutes Christmas is over. I mean, ritual draws it out. It makes it delicious. It heightens the drama. As you sit there wondering “for whom is the big one?”

In the afternoon we would always visit my parents and my wife’s parents. You say, “Always?” ALWAYS. It’s a ritual — we always do it that way. You say, “Why?” Well, that’s obvious. When I’m old and my wife is old, we want our children to visit us, and the best way to make sure that is happening is to make it into a ritual. When Christmas rolls around for them, if they don’t visit us, they’ll be so uncomfortable, they’ll be miserable. They’re like Pavlovian dogs — “It’s Christmas, we have to go to visit the parents.”

Thanksgiving is the most ritualistic day in American life, is it not? On Thanksgiving, we all sit down at the same places, we all say the same things. Listen to this — we eat exactly the same food. And the comments are always the same. “Great stuffing! What’s in it?”

Same thing as last year, idiot. I mean nothing changes.

But perhaps you have this scene to rehearse. Your son or your daughter is away at school, and there is a call on the telephone about three weeks before Thanksgiving, and you say, “Hey, John, looking forward to seeing you in two more weeks — Thanksgiving. You’ll be home.”

And there’s a long pause. He says, “Well, Dad, that’s why I called. Some of the guys got together and it’s been tense, it’s been tough up here at school, and we thought we’d go to Fort Lauderdale for the break, you know, and take in some rays.”

There’s a long pause and at the other end of the extension is the wife who says, “But, John, we always have Thanksgiving together.”

And he says, “You act like it’s the end of the world!”

Well, maybe, in fact, this dear mother hasn’t read Emile Durkheim, but it is the end of her world and she knows it. Because with the breaking of the ritual, something is lost. We will all be there. We will all sit in the same places. We will all make the same crippled comments. The same food, the same turkey, the same stuffing will be there, but about half-way through the meal, a pall of silence will fall over the family and someone is likely to say, “You know, it’s just not the same.” And you know, it will never be the same again. Rituals are precious.

They have to be broken, of course. The group has to come to an end so new families can start. We don’t want our children tied to our families forever but it still hurts because rituals are precious things. They remind us of things that must not be forgotten.

Indeed, religious experience is partly ritual, isn’t it? It’s partly ritual. That’s why, if you’re Jewish, you know there is such a thing called the Seder Feast. I taught at the University of Pennsylvania, and the students who even were atheists would always come and want to borrow my children. If they were Jewish, they wanted to borrow my children for the Seder Feast. And dumb me — I would lend them out. I say “dumb” because I could have rented them. And I would say to these students, “Students, you don’t even believe in God,” and they would say, “Yes, but we’re Jewish.” And the rituals kept them Jewish. Tevya understood this. Remember in that wonderful musical, “Fiddler on the Roof” — he said, “Tradition — because of our traditions we know who we are, where we come from, and what our lives are all about.”

Our religious experience is partly tradition and partly ritual. When Jesus asked us to remember his death, he wrapped it up in a ritual and made it a tradition. And every time I break bread or drink of the cup, I remember his words, “Do this in remembrance of me. As oft as ye eat this bread and drink this cup, you remember my death until I come again.” The ritual reminds us of what should not be forgotten.

Then there is the ritual of baptism. We have all kinds of denominations. I always like to joke because I’m a Baptist and we baptize one way and you baptize another way. It’s OK — you baptize your way, and we baptize His way, and it works out alright in the end. The important thing, however, is that baptism reminds us that when we accept Jesus as personal Savior and Lord, we begin a whole new life.

Perhaps you don’t have enough ritual in your family, and if you don’t have enough ritual, you will have children who will forget what must not be forgotten. You will have children who will slip away from those things that need to be maintained with security.

Do you have family devotions in your family? “The family that prays together, stays together.” You say, “It is just a ritual. Surely, rituals aren’t that important.” Rituals are what hold us together, what give us solidarity.

As a sociologist, I’ve been intrigued with observing religious groups. Obviously, the Jewish people have greater rituals than Christians, but among the Christians, the Roman Catholics have more rituals than Protestants. Have you noticed that? And on the way to church as a boy, I always noticed that that’s the way it was. I always noticed that there were more people going to the Catholic church than to my Baptist church. And I would always ask my mother, “Why do the Baptists not go to church, and the Catholics go to church in such numbers?”

The traditional Protestant answer always was, “They go out of fear.”

Of course, that doesn’t work.

The truth of the matter is that the Catholics understand ritual, and that’s what held the Roman Catholic Church together for so many years — the mass, the ritual. You say, “Is it all so important?”

Yes, we have to be reminded of things. So many things are quickly forgotten. Do you have prayers that you say like The Lord’s Prayer? Are there prayers when you put the children to bed? Are there times in your life when there are family devotions?

You say, “These are rituals. They aren’t important.” They are important because without rituals and traditions we do not know from whence we come. We do not know the values of our past. Rituals remind us of yesterday.

Whenever I would be confronted with some students who wanted to get married, they would always give me the same bit. They would come to me when I was teaching at the University and say, “We want to get married,” and I would marry them for free before class. And they would always make up their own vows. And I’d say, “If you make up your own vows, I do not marry you.”

And they’d say, “You don’t understand. We’re the ones who are getting married.”

And I would say, “No, you’re wrong. You’re very, very wrong. You are not only getting married but all of us are getting remarried.”

You know what it does to me when I sit there in the congregation and watch a couple getting married? He says, “I, John, take thee, Mary, to be my lawful wedded wife, and I do promise and covenant before God and these witnesses …” Do you know what’s going on in my mind? I go back in time. More than twenty-five years I go back and I can hear myself saying it, “I, Anthony, take thee, Margaret, to be my lawful wedded wife and I do promise and covenant…”

Do you see what ritual does? It takes something that happened a long time ago and makes it contemporaneous. We need our rituals.

And people of God, you need more than rituals to be a Christian. Jesus not only wants to remind you that he died on the cross for you, Jesus not only wants rituals that remind you that his body was broken and his blood was shed, Jesus wants to inspire you with visions and dreams. If there is anything that Jesus wants to do for you and to you tonight, it is this: it is to rekindle a dream and a vision. God has a wonderful plan for your life. God has a vision of what you can be. God has a dream of what you can become. And he wants you to experience that vision and that dream. He wants you to see the possibilities that are inherent in your life.

Many of us feel guilty over the things that we did that we should not have done. I tell you there is something that is even more deserving of guilt. It’s failing to become all that God wants you to become, failing to be all that Jesus wants you to be, failing to achieve what Jesus has called you to achieve. When God called you and placed you here on this planet, it was because he had something very special for you to do.

I remember one time in my life promising God that I would do the things that he wanted me to do, that I would be the person he wanted me to be, I would go to the places he wanted me to go. I wouldn’t let anything deter me from realizing the dreams and the visions that he had for me.

Perhaps you are like that. Most of us have those times, but then we blot them out, and we allow the world to seduce us into its normative patterns, and we lose the vision that God had for us. We set aside the dream that he had.

I don’t know when it happened to you. I’m Baptist. We have revival meetings. We are always coming down the aisle, and it was always happening to me at the altar. I don’t know if you’re Baptist. We’re people who are into those kinds of things: a thousand verses of “Just As I Am”, you come down just as you are and go out just as you were in a lot of cases. But we were in to that kind of thing.

Perhaps it happened to you on top of a mountain. I mean, if you are Presbyterian, you’re big on mountain-top experiences because Presbyterians don’t have any retreats or revivals. They have summer Bible-conferences and they get you on top of a mountain and they sing a hundred thousand verses of “Kumbaya.” That’s their thing. And they really get into that.

But you get moved at those meetings, don’t you? And you begin to cry and you say, “God, I promise you I’m going to be what you want me to be, I’m going to do what you want me to do, I’m going to live like you want me to live.” Remember once when you promised God that you were going to be everything he expected of you? You were going to do everything he required of you. You were going to live the life that he wanted you to live.

God has great things for you and great things for me, and nothing is more sinful than to fail to live up to the great things that God has called us to do, and to be, for him and for his kingdom.

You know, I get to a lot of college campuses. And sometimes the students depress me, particularly the students in the 80s. They have lost their dreams. It’s not like in the 60s. You ask, “Did you like teaching in the 60s?” I loved teaching in the 60s! You never had to prepare a lecture. You walked into the classroom and said, “Hi,” and they fought with you for twenty minutes. They would say, “Why are you using this sexist language?” And I would say, “I only said ‘Hi’.”

And they would say, “Yes, but it was the tone and the manner of oppression that was in it.” I would die. But they were great. The students of the 60s were great. They were visionaries. They were going to end racism, and sexism, and militarism, and poverty. They were going to create Utopia, and they were going to do it tomorrow morning.

And you say, “Isn’t it good that we got beyond all that stuff?”

No sirree, it’s not good at all. Because the Bible says that when the young men no longer have their visions and the old men no longer have their dreams, the people perish. And there is a perishing in the world today. I go to the classes and I pour out my heart and every nerve and sinew tingle with the excitement of God, and after I pour out my heart and share my truth gleaned from existential suffering, some klutz in the last row raises his hand and says, “Do we have to know this for the final?” And I die a little bit. And I wonder what happened to the dreams, what happened to the visions, what happened to that great hulk of humanity. I worry about kids today.

I was speaking at a school in the midwest and there was a negative response in the audience. And we started questions and answers and at one point I grew angry with the crowd and I said, “You know, you scare me. You young people scare me. You’re twenty-one and I’m almost fifty, and I’m younger than you are because a person is as young as his dreams and as old as his cynicism.” I will never forgive this generation for being so disinterested that they had to take Star Trek off the air. I mean I loved that great ship Enterprise taking off into outer space with Spock, and Kirk, and Sulu, and all the menagerie of wierdos, and a voice would come in and say, “Challenged to boldly go where no man has ever gone before.” Oh, that’s great. And I get scared when I look at people who don’t want to do the great things that God has called them to do, the great things that God has called them to be, unwilling to go where God has called them to go. Instead of going where no one has ever boldly gone before, they settle for the mundane.

I was in New York and I went to see “The Man from La Mancha”. 1 was sitting there see, and the woman next to me started yelling at her husband, “John, stop it, stop it. You’re exposing yourself. You’re exposing yourself.”

You know, I leaned forward. I wanted to see what was going on. And sitting next to me was this guy crying his eyes out. And I knew why he was crying. He was crying because Don Quixote was singing:

To dream the impossible dream,
To fight the unbeatable foe,
To strive with your last ounce of courage,
To go where the brave dare not go.

And the world will be richer for this,
That one man bruised and covered with scars,
Still strove with his last ounce of courage,
To reach the unreachable star.

People, rituals are fine, where you have come from is OK, and I think we need the traditions that rivet us to the past, but more important is knowing where we are going, knowing what our future is. That is why I believe in a thing that we call “conversion.” Conversion says, “Look, we don’t care where you come from. We’re more concerned where you’re going.” So many people who are into counseling, ruin people because they think that all we have to do to understand who a person is and what a person is, is to understand where that person has come from and the experiences of his background as though your background is the most important thing about you.

I’m here to declare the good news of the gospel. Your past can be blotted out. Your past can be forgiven. Jesus is a God of new beginnings and he wants to say to you here and now, “I have something special for you to be, something special for you to become, I have a whole new future in store for you. I don’t want to know where you have come from — I want to know where you are going.”

Listen to what the Bible says about the past, “Forget those things which are behind. Press towards the goal of the high calling of God in Christ Jesus, our Lord.”

There’s a lot wrong in your past. There’s a lot wrong in my past. I mean if you knew what there was to know about me, you would turn off the set right now. You would not listen to me. If I knew what there was to know about you, I wouldn’t be talking to you. Let’s get this straight. Whenever somebody says, “You’re supposed to be a Christian. I know non-Christians who are better than you.” Of course, so do I. But if that person is so wonderful without Jesus, can you imagine how much more wonderful he would be with Jesus. And if you think I’m so rotten with Jesus, can you imagine what I would be like without Jesus? People, you don’t understand me unless you understand where I am going, what God has called me to be, what God has called me to become, and what God has for me — he has for you.

He wants to speak to you today and he wants to make you a hero for his kingdom. He has something beautiful and something wonderful and something special to achieve through you. The call of God is to become a hero. Only humans can become heroes, because to be a hero you have to be able to fail. And failure is not the worst thing because God has a way of turning our failures into victories. The cross looked like a failure, but the resurrection turned it all around.

I can’t wait until I go to be with God. I can’t wait until I get to heaven. I’m going to walk through the gates and there will be the angels. And I’m going to say, “Get out of my way, angels. You’re only messengers. You don’t know what it’s like to be a hero for God and to do the great things he calls one to do. Move aside, angels. You’re messengers. Go get me a hamburger.”

And I’m going to go up to the throne of grace and say, “Michael, move aside. I want to sit down next to my Jesus because my Jesus and I are going to talk about the great things he has called me to do and be.”

Listen to me carefully. Listen to me well. Anything can happen. Anything can be. Don’t listen to anyone who says that you can’t become a new person because here’s the good news. There is a Jesus who died for you in the past to take away your sins and to make you into a new person. And that Jesus comes to you here and now and inspires you with great dreams and great visions of what you can become. Don’t lose your dreams. Don’t lose your visions. Remember what you once promised God you were going to do. Remember what you once promised God you were going to be. Be it! Do it! Jesus wants to come in and enable you to do it today. You say, “I’m too old.” Well, Abraham was 94 years old when he got his vision and he changed the world. God really wants to do something special in you and through you. He has some special work for you to do. He has some mission for you to complete. He has some ministry for you to render. A heroic thing is waiting to be done.

Let God speak to you. Let God inspire you. If you’re young, have visions. If you’re old, have dreams. For without visions and dreams, people perish. Amen.

Bình luận về bài viết này