Thư viện

Mẹ Teresa nói chuyện- Mother Teresa speaks

Hiển Nguyễn: dưới đây là bài nói chuyện của Mother Teresa người đạt giải Nobel Hòa Bình vì chăm lo cho người ngheo ở buổi Cầu Nguyện Điểm Tâm ở Washington DC. Khán giả của buổi nói chuyện này là gia đình tổng thống Mỹ Bill Clinton, các đại biểu quốc hội Mỹ, chủ tịch nước và các nhà lãnh đạo khác toàn thế giới. Tất cả mọi người đến với nhau xoay quanh Giêsu, một người thầy Do Thái ở thế kỷ thứ nhất. 

Chắc ai trong chúng ta cũng biết  mẹ Teresa là người đạt giải Nobel Hòa Bình và yêu thương người nghèo. Nhưng tại sao mẹ Teresa lại làm như vậy? Tại sao Teresa lại quan tâm sâu sắc về chuyện nạo phá thai và lo cho người nghèo như vậy? Giấc mơ của Mẹ Teresa là gì?  Tại sao mấy nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới lại nghe Teresa nói chuyện và lại họp lại với nhau cùng cầu nguyện? 

Dưới đây là Video. Sau đó là bản transcript tiếng Anh và bản dịch sang tiếng Việt do Trang Nguyễn chuyển dịch và Hiển Nguyễn biên tập. 

Tiếp tục đọc

Những người nhìn xa và người mơ ước cho Chúa – Visionaries and dreamers for God

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản dịch của bài nói chuyện “Visionaries and dreamers for God” của Tony Campolo, chuyển dịch bởi Lam Huỳnh. Ở bài nói chuyện này Tony nói về truyền thống và mơ ước từ quan điểm xã hội học. Đây là chủ đề quan trọng mà cá nhân mình thấy ít được đề cập. Những điều này đứng từ quan điểm khoa học có thể áp dụng cho các nền văn hóa khác như văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Tony cũng nói tới tầm quan trọng giấc mơ và con đường đang đi tới. Đây là vấn để rất quan trọng mà cá nhân mình nghĩ mỗi người nên hướng tới nhiều hơn, mặc dù phân tích quá khứ là quan trọng.

Và Tony nói đến  Giêsu và Giêsu liên hệ như thế nào với tầm nhìn, ước mơ, quá khứ và tương lai của mỗi người cũng như cả thế hệ và đất nước.

Mình cần những bạn tình nguyện viên để giúp phát triển website. Nếu bạn quan tâm, hãy đăng ký. ~ Hiển

Tiến sĩ Tony Campolo là Giáo sư  lão làng của  khoa Xã hội học và là Chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu đô thị tại trường Cao đẳng Eastern tại St. Davids. Bang Pennsylvania. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hiệp hội Tin Lành về Phát triển Giáo dục, một tổ chức liên quan đến chương trình phát triển giáo dục, y tế và kinh tế tại các quốc gia như Haiti và Cộng hòa Dominic. Ông cũng là tác giả bán chạy nhất với 25 tựa sách được in, đồng chủ trì của chương trình truyền hình hàng tuần, Hashing It Out, trên kênh Odyssey, Mục sư  của Giáo hội Mount Carmel Baptist tại phía Tây Philadelphia, và là một diễn giả nổi tiếng ở các trường Cao đẳng và Đại học.

Những người nhìn xa và người mơ ước  cho Chúatony-campolo-17

Tác giả: Tony Campolo
Chuyển dịch: Lam Huỳnh
Biên tập: Hiển Nguyễn

Đầu tiên lên sóng ngày 30/12/1984

Có hai thứ xác đinh một người là cái gì và một người là ai. Hai thứ đó là: người đó đến từ đâu và người đó đi về đâu. Emile Durkheim, một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất của mọi thời đại, nói rằng để biết chúng ta đến từ đâu, chúng ta cần các truyền thống và nghi lễ. Và ông đã rất chú trọng việc vạch ra vai trò của các truyền thống và lễ nghi. Ông cho rằng, “Một nhóm có càng nhiều truyền thống, càng có nhiều nghi lễ, mức độ đoàn kết của nhóm đó sẽ càng cao, mức độ thống nhất của nhóm đó càng cao”

Chắc chắn rằng điều đó đúng với cuộc sống gia đình. Vừa qua mùa nghỉ lễ, tôi biết rằng điều đó đúng bởi vì những ngày lễ là tuyệt vời nhất khi chúng được lấp đầy bởi những lễ nghi và truyền thống. Tiếp tục đọc

Phủ lấp bởi Bụi đất của Giáo sỹ – Covered in the Dust of Your Rabbi!

Hiển Nguyễn: dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài nói chuyện tiếng Anh “Covered in the Dust of Your Rabbi” của Rob Bell do bạn Tùng Trương dịch và Hiển Nguyễn biên tập.

Bài nói chuyện này nói rõ hơn về cách học tập kiểu Do Thái thời Giêsu – một người thầy Do Thái. Qua đó ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình Giêsu lớn lên như thế nào, lớn lên trong môi trường giáo dục ra sao, và hiểu nội dung những lời nói của Giêsu đặt vào bối cảnh Do Thái thế kỷ thứ nhất. Điều này là quan trọng vì những gì Giêsu nói với đệ tử là dành cho những người học trò Do Thái của thế kỷ thứ nhất và cần được hiểu theo cách những người Do Thái hiểu vào thời điểm đó gồm cả những giả định và tập tục. Những điều Giêsu nói không phải là trực tiếp dành cho bạn và tôi những người ở thế kỷ 21 với hoàn cảnh lớn lên khác. Chúng ta thực chất là những người “nghe lỏm” về câu chuyện Giêsu.

Nếu không hiểu về văn hóa Do Thái lúc đó thì có thể hiểu chệch, không nhất thiết là sai nhưng không nhất thiết là đúng 100% về Kinh Thánh 🙂

.
Phủ lấp bởi Bụi đất của Giáo sỹ

Tác giả: Rob Bell
Chuyển dịch: Tùng Trương
Biên tập: Hiển Nguyễn

Giáo dục là vấn đề lớn trong thời Giêsu sống, và luôn có những ý kiến khác nhau về ở lứa tuổi nào là thích hợpđể một Giáo sỹ (Rabbi) có thể tiếp nhận một đứa trẻ làm học trò. Một người Giáo sỹđã từng tuyên bố: “Chúng ta không nhận dạy những đứa trẻ dưới sáu tuổi, tuy nhiên từ sáu tuổi trở lên, hãy thu nhận chúng và bắt chúnghọc Torah(1) như trâu!”
(Torah là sách dạy đạo sống gồm 5 cuốn sách đầu tiên của cuốn Kinh Thánh).Bạn thấy đấy, giáo dục rất được coi trọng đối với các nhà giáo dục, học trò và cha mẹ.Trong Mishna (câu hỏi và luận giải về Torah)(2) có thành ngữ là: “Hơn tất cả, chúng ta tự hào cho chính chúng ta về sự giáo dục của con cái chúng ta”. Giêsu có lẽ đã lớn lên và học tập trên một hệ thống giáo dụcnhư thế này.

Nền giáo dục Do Thái gồm ba phần chính:

Bet Safar,
Bet Tahmud,
Và Bet Midrash. Tiếp tục đọc

Chúa như người Đầy tớ chịu khổ – God as the Suffering Servant

Hiển Nguyễn: đây là bài giảng “God as the Suffering Servant” do Tony Campoly giảng. Phần tiếng  Việt do bạn Lam Huynh dịch, biên tập bởi Hiển Nguyển.

Anthony Campolo là cố vấn tâm linh cho Tổng thống Bill Clinton, là chủ tịch hội truyền giáo vì mục đích phát triển giáo dục, là tác giả của gần 40 cuốn sách, là giáo sư xã hội học và hiệu trưởng trưởng trường đại học Eastern University ở Pennsylvania. Để biết thêm bạn hãy tìm Google có liền.

Bài giảng dưới đây nói về chủ đề Tình Yêu và Quyền Lực. Về yếu tố đầy tớ của Giêsu. Trên thánh giá, hình ảnh Giêsu bị đóng đinh, rỉ máu và giang rộng cánh tay có ý nghĩa gì với bạn?

Tác giả: Tony Campolo
Chuyển dịch: Lam Huynh
Biên tập: Hiển Nguyễn
Crucifixion

Trong bất cứ mối quan hệ nào, không thể nào thể hiện tình yêu và quyền lực cùng một lúc.Bất cứ ai đang thực thi nhiều quyền lực nhất thì đang thể hiện ít tình yêu nhất và bất cứ ai đang thể hiện tình yêu nhiều nhất thì đang thực thi ít quyền lực nhất.Trong thể hiện tình yêu, con người phải từ bỏ quyền lực vì thế yêu thương làm cho con người bị tổn thương.

Xem xét một đôi vợ chồng cụ thể.Anh ấy yêu cô ấy và sẽ làm mọi thứ để giữ cô ấy trong cuộc đời anh ta. Cô ấy, ngược lại, không yêu anh ta nhiều lắm, và không quan tâm chuyện anh ta ở cùng hay rời bỏ cô.

Ai trong mối quan hệ này có nhiều quyền lực nhất. Ai có thể độc đoán về những điều khoản của mối quan hệ và có khả năng chốt trong các quyết định?

Câu trả lời có vẻ rõ ràng. Cô ấy có thể bởi vì cô ấy có tất cả quyền lực.Nhưng chú ý rằng quyền lực của cô ấy là kết quả của sự thiếu tình yêu của cô ấy.

Tiếp tục đọc

Sự liên hệ của Giêsu Christ – The relevance of Jesus Christ

Hiển Nguyễn: Dưới đâylà bản dịch sang tiếng Việt của bài nói chuyện “The relevance of Jesus Christ” của Douglas Coe do Jane March dịch, biên tập bởi Hiển Nguyễn. 

Dù bạn có là ai, tổng thống, người ăn mày, người chồng, người vợ, nông dân, bác sĩ, giáo sư, người mù hay người sáng,  Phật tử, người Cơ Đốc Nhân, Hôi giáo, Cộng sản hay Vô thần, Giêsu có sự liên hệ trực tiếp tới đời sống của bạn. 

Tại sao vậy? Theo như tác giả thì ai trong số chúng ta cũng có vấn đề về sự xa cách (alienation), đó là sự xa cách giữa những người trong gia đình với nhau, giữa những người bạn, giữa con người với thiên nhiên, giữa các tôn giáo, giữa các thể loại chính trị-kinh tế. 

Làm sao để vượt qua khỏi sự xa cách đó? Tác giả nói đó chính là lý do Giêsu liên hệ bởi Giêsu dạy về tha thứ. Tha thứ là chìa khóa để nối liền sự xa cách. Và tha thứ không đơn giản như nhiều người  thường nghĩ mà tha thứ như Giêsu tha thứ. Giêsu thực tế kết nối mọi thứ lại với nhau. 

Tác giả cũng nói rõ là Giêsu không phải tôn giáo. 

resized_80_jesus-heals-a-man-born-blind_1800x1200_72dpi_3

Douglas E. Coe – Sự liên hệ của Giêsu Christ

Những năm qua, tôi đã có đặc ân thực sự khi kết giao riêng tư với các người đàn ông và các phụ nữ trong đời sống công chúng để gặp, theo cách hiểu nào đó, như Nicodemus. Một số người trong các bạn, có lẽ, đã đọc về Nicodemus, là một người cai trị của dân Do Thái, người đã đến với Giêsu vào đêm tối để thảo luận về những điều liên quan đến Giêsu trong những ngày đầu tiên khoảng hai nghìn năm trước.

Cũng như thế, ngày nay có nhiều người ở nhiều vùng đất đang gặp riêng nhau  không ghi chép lại điều gì tại các trạm xăng, quốc hội, trường đại học, nhà riêng, câu lạc bộ, hang động và khắp nơi trên thế giới theo nhiều cách khác nhau , những người này tụ tập nhau lại để trao đổi về sự liên hệ của Giêsu Christ.

Tôi nghĩ tối nay có lẽ điều tôi có thể chia sẻ với các bạn nhiều nhất là điều trong những năm qua tôi đã quan sát được khi những người đàn ông và phụ nữ này khi họ tụ tập với nhau. Họ đã phát hiện ra điểu gì? Có lẽ điều đó có thể thú vị với bạn.

Một trong những điều họ phát hiện ra là vấn đề lớn nhất trên thế giới là sự xa lánh. Tôi không biết bạn có đồng ý hay không nhưng tôi nghĩ nếu bạn nghĩ về nó bạn có lẽ sẽ đồng ý rằng sự xa lánh là vấn đề nghiêm trọng.

Bởi vì sự xa lánh, chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới. Chúng ta có một cuộc chạy đua với Liên Xô bởi vì sự xã lánh. Chúng ta có thể chỉ nghĩ về tuần trước và tuần trước nữa ở Trung Đông, Tây Ấn, ở khắp nơi, có lẽ ngày nay có nhiều những cuộc chiến tranh bé và cuộc chiến lớn thực sự ngày hôm nay hơn trong bất kỳ khi nào trong lịch sử thế giới. Thực tế trên mọi lục địa, sự xa lánh xảy ra giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các chủng tộc.

Chúng ta có sự xa lánh ngay cả trong nhà chúng ta. Như các bạn biết đấy, theo thông kê một cách nhanh chóng trên một số lượng lớn, quá nửa số người kết hôn sau đó li hôn. Sự xa lánh giữa những ông chồng và những bà vợ, giữa cha mẹ và trẻ em. Sự xa lánh xảy ra ở mọi cấp bậc của xã hội.

Tôi đã sống ở Washington DC từ năm 1959, đó có lẽ là trái tim và trung tâm của lãnh đạo của  quốc gia vĩ đại này, nơi quan tâm tới tự do và hòa bình trên toàn thế giới. Tôi có ba cô con gái, một vợ, ba người con trai. Tôi sẽ không chocon gái tôi đi bộ sau bảy giờ tối ở mười khối nhà phía sau Thủ phủ.  Chúng không an toàn. Tôi không cho phép chúng như vậy bởi vì những cảm giác của sự xa lánh.

Người lao động và người quản lý, người da đen và người trắng, người giàu và người nghèo. Ở khắp nơi chúng ta nhìn, chúng ta thấy sự xa lánh. Chúng ta sẽ làm gì về điều này? Chúng tôi tạo ra phòng khám, có người tư vấn, bác sĩ tâm lý, các bộ ngoại giao, SEATO, NATO, hội nghị giải trừ quân bị, hiệp ước SALT I, SALT II. Hãy suy nghĩ về sự xa lánh trong những năm qua với người Mĩ bản xứ ở đất nước này. Chúng ta lập dự thảo hiệp ước, và chúng liên tục bị phá vỡ. Chúng ta cãi nhau ở tòa. Tất cả là sự xa lán. Giải pháp nào để giải quyết sự xa lánh?

Điều mà tôi đã phát hiện ra, và tôi nghĩ rằng nó khá là học thuật, đó là từ “hòa giải”. Nếu chúng ta nhìn thấy sự xa lánh được giải quyết, phải có sự hòa giải. Vậy chúng ta làm gì? À, chúng ta gửi tới các nhóm khắp thế giới để thảo luận làm sao chúng ta có thể có một hiệp ước tốt hơn. Chúng ta xây dựng vũ khí nhiều hơn. Chúng tôi có các cuộc thảo luận và đàm phán. Chúng tôi có tất cả những loại người đàn ông và phụ nữ muốn ứng cử để nói về hòa bình trong thời đại chúng ta. Họ nói về các giải pháp cho  hòa bình, hòa bình và không có hòa bình.

Người phương đông thảo luận về hòa bình và cho rằng những người phương Tây không thực sự quan tâm đến hòa bình, thật vậy đấy. Họ chỉ nói về nó. Người phương Tây nói rằng người phương Đông chỉ hùng biện, rằng họ không thực sự quan tâm thầm kín tới hòa bình mà chỉ quan tâm tới thống trị.

Vì vậy, ở khắp nơi mọi người đang cố gắng tìm cách mang lại sự hòa giải cho những xã hội bị xa lánh. Tôi đã nghĩ và suy nghĩ rất nhiều về cách hòa giải mọi người trong cuộc đời của chính tôi, và có lẽ những đau khổ lớn nhất mà tôi từng có một cá nhân trong chính gia đình tôi và bạn bè tôi là những lúc tôi cảm thấy bị xa lánh – xa lánh với những người khác, xa lánh với chính tôi. xa lánh với Chúa. Và câu hỏi lớn là làm thế nào tôi có thể lấy lại cảm giác không bị xa lánh.

Như tôi đã cần nhắc vấn đề này trong những năm qua, không chỉ cá nhân nhưng với nhiều người bạn, tôi đã đi đến quan điểm cho rằng giải pháp duy nhất cho chủ đề của sự xa lánh. cách duy nhất để hòa giải có thể diễn ra, là thông qua một từ nhỏ bé, từ “tha thứ”. Và đó là nơi Giêsu Christ đến bởi vì Giê-su là thẩm quyền lớn nhất về chủ đề tha thứ mà thế giới đã từng biết. Đó là lý do Giêsu liên hệ. Giê-su đã thể hiện sự tha thứ. Giêsu đã nói về sự tha thứ. Giê-su đã đưa ra quan điểm mạnh mẽ nhất, triết lý mạnh mẽ nhất và các trao đổi mạnh nhất về chủ đề tha thứ.

Nếu  vấn đề ở Trung Đông sẽ từng được giải quyết, vài người Do Thái sẽ phải tha thứ cho vài người Ả Rập, và vài người Ả Rập sẽ phải tha thứ cho vài người Do Thái. Trong các gia đình, vài bà mẹ sẽ phải tha thứ cho vài đứa con, và vài đứa con sẽ phải tha thứ cho vài bà mẹ. Tha thứ là chìa khóa mang lại sự hòa giải. Và Giêsu  là người trao quyền và cung cấp sức mạnh để tha thứ.

Vì vậy tối hôm nay điều tôi muốn làm là nói với bạn một chút về Giêsu Christ, người có thể trao quyền tha thứ.

Hôm nay ở đất nước chúng ta, chúng ta có rất nhiều người nói về Giêsu Christ. Tôi đã từng gặp ba người trong đời tư của tôi tự xưng là Giêsu Christ trở lại. Tôi đã gặp một doanh nhân từ New York đã từng tỏ ra là một người rất sáng sủa. Chúng tôi đã ngồi xuống và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trao đổi về kinh doanh, và sau đó ông ấy đã cúi xuống và cẩn mật chỉ cho tôi tài liệu  chứng nhận chứng tỏ ông ấy thực sự là Giêsu. Một người đàn ông khác ở Pennsylvania tuyên bố là Giêsu Christ.  Ông ấy có nhiều người đi theo. Ông đã làm được một số điều đáng kể. Bạn có thể mở Kinh Thánh ở bất cứ nơi nào trong kinh Cựu Ước hay Tân ước, bạn có thể đọc bất kì nơi nào và ông có thể trích dẫn trước và sau (câu Kinh Thánh bạn đọc). Ông ấy có nhiều người trẻ đi theo. Và cứ như vậy vòng quanh thế giới.

Nhưng Giêsu Christ của cuốn Kinh thánh này đã thực sự nói rằng ” người ta sẽ đến trong danh ta và nói ‘ ra khỏi đây, ta là Giêsu Christ. Đến đây.” Có rất nhiều (phiên bản) của Giêsu Christ.

Ngày nay ở nước Mĩ chúng ta có nhiều Giêsu Christ, như một Giêsu Christ mang đèn (chiếu sáng). Chúng ta có Giêsu Christ của cuối tuần, người được thảo luận trong nhà thờ của chúng ta. Chúng ta có những Giêsu Christ trông rất khỏe mạnh, như là loại Giêsu Christ chơi bóng đá Mỹ. Chúng ta Giêsu  Christ người mà chúng ta nói về trong các cuộc họp tôn giáo người  thực tế không đòi hỏi sự cống hiến hay cam kết nào. Tiếp tục đọc

Những mô hình về tha thứ

Hiển Nguyễn: Sau đây là những lời diễn giả nói bằng tiếng Anh, bên dưới là phần chuyển ngữ sang tiếng Việt của bạn Jane March, biên tập bởi Hiển Nguyễn

Bài nói chuyện dưới đây nói về Tha thứ và sự liên hệ tới Tha thứ theo cách của Giêsu. Tha thứ có cần thiết không? Đối với cá nhân bạn, với gia đình bạn, với những người đối nghịch với bạn? Bạn có cần tha thứ không?

Người ta bảo Giêsu dạy con người về Tha thứ, điều đó có ý nghĩa gì với cá nhân bạn?


.

Models for Forgiveness

When you pray the Lord’s Prayer, you can’t help but come across these words: “Forgive us our sins, as we forgive those who sin against us.” And in case you missed the message, at the end of the prayer Jesus adds these words in the red letters. He says, “If you forgive others their trespasses, so will God forgive you your trespasses; but if you refuse to forgive another, neither will you be forgiven.” Jesus modeled forgiveness and I want to pick up his thesis.

First of all, if there’s going to be forgiveness, if you’re going to forgive like Jesus wants you to, you have to take the forgivenessinitiative for reconciliation. One time I was speaking at a church in south New Jersey and as I was in the pulpit, I looked down and there was this mean looking woman sitting on the front row. Needless to say, I wasn’t going to preach to that side of the church! I shifted to the other side and there was another mean looking lady. She was identical. I did a double take. After the service was over I asked who they were. The deacon said, “Well, they’re twin sisters.”

I said, “They’re sitting on opposite sides of the church?”

He said, “They’ve had a disagreement.”

I said, “How long has this been going on?”

He said, “23 years.”

I said, “It’s a good thing they don’t live together!”

He said, “They do.”

I didn’t talk to either of them, but if I had, I know what would have happened. The first would have said, “I’m willing to forgive my sister, but in the 23 years since this thing has happened, she’s never once asked for forgiveness! Now how can you forgive somebody if that somebody doesn’t ask for forgiveness?” If you go to the other woman I have a strong suspicion she would say exactly the same thing: “I’m willing to forgive my sister but she’s never asked for forgiveness!” Each waits for the other to take the initiative. The truth is that Jesus took the initiative. He didn’t wait for you to come to him. The Scripture says while we were yet in our sin, he came to us and offered us reconciliation, offered us forgiveness. He did not wait for us to come to him. That’s an important theme to grapple with.

Secondly, we have to come to grips with the fact that we must assume responsibility for what’s gone wrong. You say, what if I’m not responsible? Assume responsibility anyway. Jesus did that. When he was on the cross it says this: He who never sinned, became sin. He became the sinner. He became the guilty because this is the reality that every sociologist knows. Only good people know how to ask for forgiveness and only those who have done wrong need it. So that means the innocent have to take the responsibility of working for reconciliation, of bringing the relationship back together again.

Now, I did some marriage counseling in the days gone by and I always knew when the problem was going to solved. The couple would sit there and if wasn’t going to be solved I knew how the conversation would develop. He would start off by saying, “Well, I’ve got to tell you, what she’s done is really destructive to our relationship.” And she’ll say, “Just a minute. You’re putting the blame on me. You’re not putting the blame on yourself. You are the one to be blamed!” Back and forth. Back and forth. If you’re charging by the hour you’re going to get rich on this couple!

But every once in a while a couple would come in and sit down and one would say, “You know, it’s my fault. Everything that’s gone wrong is my fault.”

And in reaction he says, “Wait a minute! How can you say that? I’m the one that did…”

“No, no,” she says, “it’s my fault.”

He says, “No, it’s my fault!” When they come that way they’re on their way to wholeness and reconciliation for a very simple reason and I find this to be true. It’s always the person who is the most innocent who is the first to say, “It’s all my fault.”

I’ve got to tell you this about Jesus. When he hung on the cross, he took upon himself our sin, our guilt. He made himself the guilty in order to make us the innocent. Note: in your relationship with God, God becomes the sinner and you become the innocent one. There is an exchange. There is a transference. There is a transformation that is crucial to recognize.

There is a third thing to note and it’s this. If there is going to be real forgiveness, you must not only take the initiative and take the first step in bringing about reconciliation, you must not only take the responsibility for what’s gone wrong in the relationship, but you have to do this: you have to ask God to empower you to forgive. I’m a mystic. I believe that the same Jesus who died on the cross, the same God who created the universe is alive in the world and if you will surrender to him, he will invade you and he will empower you to forgive.

Some years ago I was asked to speak at a peace rally in Portadown, Northern Ireland. That’s the flash point between the Catholics and the Protestants and the struggles that have gone on for hundreds of years. The anger and the violence between those two groups is something that is world known. As I came into the city hall at Portadown I was stunned because the chairs were arranged in a frightening manner. On one side there were chairs facing in towards the center in which all the Protestants were seated. On the other side there were chairs on which all the Catholics were seated. I thought, “Oh my. They can’t even get together for this peace rally!” I didn’t understand what was about to happen.

A man stood and said, “I’m a Protestant. Over the years I’ve hated Catholics. Over the years I’ve despised them and I’ve done terrible things to Catholics that I can’t even name. Will you forgive me?” And the Catholics on the other side said with one voice, “In the name of Jesus, we forgive you.”

Men on the Catholic side stood and said, “I’ve done terrible, terrible things. I’ve been a terrorist. I was a member of the IRA. I set off bombs and I’m asking you to forgive me in the name of Jesus. I have come to know Jesus as my Savior and my Lord and I’m asking you for forgiveness.” And the Protestants with one voice said, “We forgive you.” It went back and forth like that for an hour. It was incredible!

The last man was in a wheelchair, without any legs. He said, “I always hated Protestants. But when I turned on the ignition of my car and a bomb went off and I lost my legs, I hated them with such an intensity that I wanted to kill every one I could see! And then my priest prayed with me and I invited the spirit of Christ to come in and he has transformed me. I have forgiven the man who did this to me.”

A Protestant man stood on the other side and said, “He’s telling you the truth. I’m the one who set the bomb and he has forgiven me.” The Catholic man in the wheelchair spoke up again and said, “He’s only telling you part of the story. The reality is this: my wife died two years ago and I had no place to go, no one to care for me. My Protestant friend has been changed by the same Jesus that changed me. When he found out that I was all alone, he invited me to live with him and he’s been taking care of me ever since. We have become brothers in Christ.”

Now that’s a spiritual miracle. That’s something that is not simply human, it’s superhuman. And it’s what can happen to any person. There are people in your family, there are friends that you may have that drifted away, you’re alienated, you’re cut off, and you’re saying, “I don’t know whether I can ever forgive. I don’t know whether I can ever forget.” You’re right you can’t, but with God all things are possible. The same spirit that was in Christ will come into you.

I was talking to a group of junior high boys and I said to these boys in a Sunday school class, “The Bible talks about grace, the forgiveness that becomes because of the grace of God. Do any of you know what grace means?” This one boy with a kind of sheepish smile said, “Well, if a cop waves you over to the side of the road for speeding and comes over and gives you a ticket because you were speeding that’s justice. If he comes over and gives you a warning and lets you go, that’s mercy. But after he waves you over to the side of the road for speeding, comes over to the side of the road and gives you a Krispy Kreme Donut, that’s grace!”

That’s grace. It’s giving what in fact is not deserved. Jesus forgave you. You don’t deserve it but he gives it as a gift. We are saved by grace through faith not of works, lest any man should boast. Forgive as Jesus has forgiven you. It’s what you pray in the Lord’s Prayer. It’s what you must do. I say this to you, those of us who have received grace have to be willing to give grace.

.

Những mô hình về sự tha thứ

Khi bạn cầu nguyện Lời cầu nguỵện của Đức Chúa Trời, bạn không thể không thấy những lời này: “Hãy tha thứ cho những tội lỗi của chúng ta như chúng ta tha thứ cho tội lội của những người chống lại chúng ta”. Và trong trường hợp bạn để lỡ mất thông điệp này, vào cuối lời cầu nguyện, Giêsu đã thêm những lời này bằng những chữ màu đỏ. Người nói: “Nếu ngươi tha thứ cho tội lỗi của người khác, thì Chúa sẽ tha thứ cho tội lỗi của ngươi, nhưng nếu ngươi từ chối tha thứ một người khác, thì ngươi cũng sẽ không được tha  thứ”. Giêsu đã làm mẫu về   sự tha thứ và tôi muốn chọn chủ đề này để nói chuyện.

Đầu tiên, nếu có sự tha thứ, nếu bạn định tha thứ như Giêsu muốn bạn làm, bạn phải  chủ động hòa giải. Trong một lần tôi nói chuyện tại nhà thờ phía nam New Jersey, khi tôi đứng ở bục giảng, tôi đã nhìn xuống và thấy một người phụ nữ có cái nhìn khó tính  ngồi ở băng ghế đầu. Chẳng cần phải nói, tôi không có ý định giảng về phía đó của nhà thờ. Tôi chuyển sang phía bên kia và tôi lại thấy một người phụ nữ có cái nhìn khó tính khác. Bà này giống hệt bà kia. Tôi đã vô cùng kinh ngạc. Sau khi buổi lễ kết thúc, tôi đã hỏi họ là ai. Người trợ tế bảo rằng “À, họ là chị em sinh đôi.”

Tôi nói “Họ ngồi ở hai phía đối diện nhau của nhà thờ à?”

Ông ấy trả lời “Họ có vấn đề với nhau”

Tôi nói “Họ như thế bao lâu rồi?”

Ông ấy nói “23 năm rồi”.

Tôi nói “Cũng tốti vì họ không sống chung với nhau”

Ông ấy trả lời “Họ sống với nhau”

Tôi đã không nói chuyện với họ, nhưng nếu tôi nói tôi biêt điều gì có thể xảy ra. Bà đầu tiên có thể nói “Tôi sẵn sàng tha thứ cho chị gái của tôi, nhưng trong 23 năm từ khi chuyện này xảy ra, cô ấy chưa một lần yêu cầu sự tha thứ? Giờ làm thế nào bạn có thể tha thứ cho người khác nếu họ không yêu cầu sự tha thứ?” Nếu bạn đến nói chuyện cùng người phụ nữ kia, tôi ngờ rằng bà kia cũng sẽ nói hệt như vây: “Tôi sẵn sàng tha thứ cho chị gái của tôi nhưng cô ấy chưa bao giờ yêu cầu tôi tha thứ!” Mỗi người đều chờ người kia chủ động trước. Sự thật là Giêsu đã chủ động trước. Ngài không đợi bạn đến với ngài. Kinh Thánh nói trong khi chúng ta còn đang ở trong tội lỗi của chúng ta, ngài đã đến với chúng ta và đưa cho chúng ta sự hòa giải, cho chúng ta sự  tha thứ. Ngài không chờ đợi chúng ta đến với ngài. Đây là một chủ đề quan trọng để hiểu được.

Thứ hai, chúng ta phải hiểu với thực tế là chúng ta phải chịu trách nhiệm với những gì tồi tệ đã xảy ra. Bạn nói, vậy nếu tôi không phải là người chịu trách nhiệm thì sao? Dẫu thế nào cũng hãy đứng ra chịu trách nhiệm. Giêsu đã làm điều đó. Khi Giêsu ở trên cây thập giá, Kinh Thánh nói rằng: Người chưa bao giờ phạm tội, trở thành tội lỗi. Ngài trở thành tội nhân. Ngài trở thành có tội bởi vì đây là thực tế tất cả các nhà xã hội học đều biết. Chỉ có những người tốt mới biết cách xin tha thứ  và chỉ những người đã phạm sai lầm mới cần sự tha thứ. Điều này có nghĩa rằng người vô tội phải chịu trách nhiệm tiến hành hòa giải, kéo mối quan hệ trở lại như trước.

À, tôi đã làm một số cuộc tư vấn hôn nhân trong những ngày qua và tôi luôn biết  khi nào vấn đề sẽ được giải quyết. Các cặp vợ chồng sẽ ngồi đó và nếu trục trặc không được giải quyết, tôi biết cuộc trò chuyện sẽ diễn biến như thế nào. Người chồng sẽ bắt đầu bằng cách nói: ” Vâng, tôi phải nói với cô rằng, những gì cô làm đã thực sự phá hoại mối quan hệ của chúng ta.” Và người vợ nói: “Đợt một phút, anh đang đổ lỗi cho tôi. Anh không thừa nhận lỗi của anh. Anh mới là người đáng trách”. Nói qua nói lại. Nói qua nói lại. Nếu bạn đang được trả phí theo giờ thì bạn sẽ giàu có bởi cặp này.

Nhưng thỉnh thoảng một cặp đến và ngồi xuống và nói “Anh biết đấy, đó là lỗi của tôi. Mọi thứ tồi tệ đã xảy ra là do lỗi của tôi.”

Và người kia sẽ phản ứng “Đợt một phút, Làm sao cô lại có thể nói vây, chính tôi là người đã làm chuyện…”

“Không, không” người vợ nói “là lỗi của tôi”

Người chồng nói “Không, đó là lỗi của anh” Khi họ đến theo cách này, họ đang trên đường đến với sự trọn vẹn và hòa giải vì một lý do đơn giản mà tôi đã tìm thấy đúng. Luôn luôn chính người vô tội lại là người đầu tiên nói “Đó tất cả là lỗi của tôi”.

Tôi phải nói với bạn điều này về Giêsu. Khi ngài bị treo trên cây thập giá, ngài đã mang vào chính con người ngài tội lỗi của chúng ta, tủi hổ của chúng ta. Ngài đã làm cho ngài thành có tội để cho chúng ta vô tội. Cần lưu ý rằng trong mối quan hệ của bạn với Chúa, Chúa trở thành người có tội và bạn trở thành người vô tội. Đó là một sự trao đổi. Là sự chuyển nhượng. Nhận ra sự chuyển đổi này là rất quan trọng để nhận biết.

Điều thứ ba cần lưu ý điều này. Nếu có tha thứ thực sự, bạn không chỉ phải chủ động và thực hiện bước đầu tiên để hòa giải, bạn không phải chỉ chịu trách nhiệm cho những điều tồi tệ trong mối quan hệ, mà bạn còn phải làm điều này: bạn phải xin Chúa trao sức mạnh cho bạn để tha thứ. Tôi là một người tin vào sự bí ẩn. Tôi tin rằng Giêsu người đã chết trên cây thập giá, cũng là Đức Chúa Trời tạo ra vũ trụ này vẫn còn sống trên thế giới, và nếu bạn quy phục Ngài, Ngài sẽ tràn ngập sự tồn tại của bạn và cho bạn sức mạnh để tha thứ.

Vài năm trước, tôi đã được mời tới nói chuyện tại phong trào hòa bình ở Portadown, Bắc Ai-len. Đó là điểm sáng trong mối quan hệ giữa người công giáo và tin lành, và những khó khăn đã diễn ra tới hàng trăm năm. Sự giận dữ và bạo lực giữa hai nhóm là điều đã được cả thế giới biết đến. Khi tôi vào hội trường thành phố tại Portadown tôi đã kinh ngạc vì những hàng ghế được dàn dựng một cách đáng sợ.  Những người Tin lành ngồi ở những hàng ghế quay về phía trung tâm. Bên kia là hàng ghế của những người công giáo. Tôi nghĩ “Ôi, họ thậm chí không thể ngồi cùng nhau trong đại hội hòa bình này!” Tôi không hiểu điều gì đã xảy ra.

Một người đứng lên nói “Tôi là một người theo đạo Tin Lành. Trong những năm qua tôi đã ghét những người Công Giáo. Những năm qua tôi đã kinh thường họ và tôi đã làm những điều kinh khủng với người Công Giáo mà tôi thậm chí không thể kể hết ra được. Các bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ?” Và những người Công Giáo ở phía đồng thanh: “Nhân danh Giêsu, chúng tôi tha thứ cho bạn.”

Người đàn ông ngồi bên phía Công Giáo đứng dậy và nói “Tôi đã từng làm những điều khủng khiếp. Tôi là một kẻ khủng bố. Tôi là thành viên của IRA. Tôi nổ bom và tôi cầu xin sự tha thứ trong danh của Giêsu. Tôi đã đến để biết Chúa Giêsu là đấng cứu rỗi, tôi cầu xin ở các bạn sự tha thứ.” Và những người tin lành cùng nói “Chúng tôi tha thứ cho bạn.” Chuyện này cứ tiếp tục như vậy trong vòng một giờ. Thật không thể tin được!

Người đàn ông cuối cùng ngồi trên xe lăn, bị cụt cả hai chân, nói rằng “Tôi đã luôn luôn ghét những người Tin Lành. Nhưng khi tôi đề máy ô tô của tôi, một quả bom đã phát nổ và tôi bị mất hai chân, tôi ghét họ với cường độ kinh khủng tới nỗi muốn giết tất cả những ai tôi nhìn thấy. Sau đó, linh mục đã cầu nguyện cùng tôi và tôi đã mở lòng để thánh linh của Chúa đến với tôi, Ngài đã chuyển hóa tôi. Tôi đã tha thứ cho người đàn ông gây ra điều này cho tôi.”

Một người đàn ông tin lành đứng dậy ở phía bên kia và nói “Anh ấy đang nói lên sự thật. Thôi là người cài bom và anh ấy đã tha thứ cho tôi.” Người đàn ông công giáo ngồi trên xe lăn lại nói một lần nữa “anh ấy mới chỉ nói một phần câu chuyện. Thực tế là vợ tôi đã qua đời hai năm trước và tôi đã không có nơi nào để đi, không có ai chăm sóc cho tôi. Người bạn Tin Lành của tôi đã được biến đổi như Giêsu đã biến đổi tôi. Khi anh ta nhận ra tôi đang rất cô đơn, anh ấy đã mời tôi sống với anh ấy và anh ấy đã chăm sóc tôi từ đó. Chúng tôi trở thành anh em trong Chúa.”

Giờ bạn xem, đúng là một phép màu tâm linh. Điều đó là cái gì đó không đơn giản là con người, mà là siêu nhiên. Và những điều này có thể xảy ra với bất kì ai. Những con người trong một gia đình, những người bạn mà bạn đã có thể rời xa, bạn đã bị xa lánh, bạn bị bỏ rơi, và bạn nói rằng “Tôi không biết liệu tôi có thể tha thứ. Tôi không biết liệu tôi có thể quên.” Bạn nói đúng rồi đấy, bạn không thể làm điều đó, nhưng với Chúa, mọi thứ đều là có thể. Thánh linh đã ở trong Chúa Giêsu sẽ đến ở trong con người bạn.

Tôi đang nói với một nhóm các cậu bé học trung học, tôi nói với những cậu bé này trong một lớp học ở trường Chúa Nhật, “Kinh Thánh nói về ân sủng, sự tha thứ đến bởi ân sủng của Đức Chúa Trời. Các cậu có biết ân sủng có nghĩa là gì không? ” Một cậu bé với nụ cười hiền như cừu nói “À, giả sử có một cảnh sát vẫy xe của bạn bảo bạn tạt vào lề đường vì bạn phóng nhanh và đến chỗ bạn đưa cho bạn một tấm vé phạt vì bạn đã chạy quá tốc độ cho phép, đó là công lý. Nếu ông ấy đến và cảnh báo bạn rồi cho phép bạn đi thì đó là sự nhân từ. Nhưng sau khi ông ấy bảo bạn tạt vào lề đường, ông ấy đến và đưa bạn một chiếc  bánh Donut Kreme Krispy, đó là ân sủng”.

Đó là ân sủng. Đó là cho đi cái mà trong thực tế không xứng đáng được nhận. Bạn không xứng đáng nhận được điều đó, nhưng ngài cho bạn như một món  quà. Chúng ta được cứu bởi ân sủng qua đức tin chứ không phải qua việc làm, nếu không ai cũng có thể tự kiêu. Hãy tha thứ như Giêsu đã tha thứ cho bạn. Đó là những gì bạn cầu nguyện trong lời cầu nguyện của Đức Chúa Trời. Đó là những gì bạn phải làm. Tôi nói điều này với bạn, những người trong chúng ta được nhận ân sủng thì phải sẵn sàng cho đi ân sủng.

Chuyển ngữ bởi Jane March, biên tập bởi Nguyễn Minh Hiển